Cho sinh viên sư phạm vay vốn chưa đủ sức thu hút nhân tài

Cho sinh viên sư phạm vay tín dụng chỉ là giải quyết được phần ngọn. Để giải học sinh giỏi lựa chọn nghề giáo, nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có môi trường sư phạm tốt nhất, để người giỏi phát huy được năng lực.

Sáng 28/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Theo Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, thay bằng quy định miễn học phí, sinh viên sư phạm sẽ được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Bàn luận về vấn đề này, bên lề Quốc hội, các đại biểu cho rằng, cần có nhiều chính sách để thu hút sinh viên vào ngành sư phạm, còn nếu chỉ có chính sách cho sinh viên sư phạm vay vốn tín dụng thì chưa đủ sức hút.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại tổ. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng đây là đề xuất mạnh dạn của Ban soạn thảo, thể hiện tính nhân văn của ngành.

Thực tế, không ít sinh viên sư phạm sau khi đào tạo không xin được việc làm khiến lãng phí nguồn ngân sách của Nhà nước, không thực hiện đúng mục tiêu thu hút nhân tài.

Vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, nếu chuyển sang hình thức hỗ trợ là cho sinh viên sư phạm vay tín dụng mới giải quyết phần ngọn là không lãng phí ngân sách nhà nước. Để giải quyết căn cơ, để học sinh giỏi lựa chọn nghề giáo, nâng cao chất lượng… thì phải có môi trường sư phạm tốt nhất, để người giỏi phát huy được năng lực.

"Bên cạnh đó, sinh viên có quyền được phân công công việc, có quyền có việc làm sau khi tốt nghiệp, quyền được phân công công việc… đây là những yếu tố hấp dẫn để các em lựa chọn ngành sư phạm”, đại biểu Hoa đề xuất.

Còn đại biểu Nguyễn Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tham khảo chính sách tuyển dụng nhân tài của lực lượng vũ trang. Dự án Luật giáo dục sửa đổi quy định cho viên sư phạm vay vốn tín dụng và được “xóa nợ” nếu cống hiến cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách này vẫn không đủ sức hút để thu hút nhân tài cho sự nghiệp “trồng người”.

Theo đại biểu Thắng, chính sách tín dụng không đủ sức hút để thu hút nhân tài tham gia vào lĩnh vực “trồng người”. Hơn 10 năm trước, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm ra đời khiến lượng sinh viên đăng ký vào ngành này luôn ở top đầu. Nhưng trong vài năm gần đây, điểm của ngành sư phạm ngày càng thấp.

Năm 2017, có trường cao đẳng sư phạm tuyển sinh có tổng điểm ba môn từ… 9 điểm. Trong khi điểm trúng tuyển của các trường thuộc khối an ninh, lực lượng vũ trang cao “kỷ lục” trong năm 2017. Ba yếu tố tạo ra được sức hút là: Sinh viên được nuôi ăn học khi vào trường; phân công công tác sau khi tốt nghiệp và hưởng mức thu nhập cao. Đó là thực tiễn mà ngành giáo dục phải tham khảo để trong quá trình thu hút sinh viên giỏi vào trường sư phạm.

H.V/Báo Tin Tức
Bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí, ngành giáo dục có mất nhân tài?
Bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí, ngành giáo dục có mất nhân tài?

Sáng nay (29/5), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình trước Quốc hội về dự án sửa đổi Luật Giáo dục trong đó có 2 nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm là bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí sinh viên sưu phạm trong dự án luật. Bên lề Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN