Bản sắc 'ngoại giao cây tre':

Chuyên gia Nhật Bản nêu bật vị thế của Việt Nam trong ASEAN

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhận định về đường lối "ngoại giao cây tre" của Việt Nam, Giáo sư Go Ito, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị, Đại học Meiji cho rằng cách gọi “ngoại giao cây tre” thú vị như một phép ẩn dụ.

Chú thích ảnh
 Phóng viên TTXVN phỏng vấn giáo sư Go Ito (bên phải), Đại học Meiji, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Theo ông, có thể những khái niệm chính của đường lối ngoại giao cây tre là khả năng phục hồi, tính linh hoạt và sự khiêm tốn.

Giáo sư Go Ito nhấn mạnh sự linh hoạt tồn tại trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong việc duy trì mối quan hệ với các nước. Chuyên gia Nhật Bản cũng đánh giá Việt Nam đang ở trong một môi trường để có thể đạt được vị thế quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời có sự gắn kết về chính trị và kinh tế với các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Đề cập tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Giáo sư Go Ito cho rằng các yếu tố địa chính trị và địa kinh tế của việc là quốc gia gần Nhật Bản nhất ở Đông Nam Á, đồng thời là quốc gia kết nối với bán đảo Đông Dương, được coi là những động lực trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện nay. Là nước hướng ra Biển Đông, Việt Nam ở trong một môi trường địa lý dễ dàng tiếp cận với Nhật Bản.

Nguyễn Tuyến (TTXVN)
Nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới
Nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới

Ngày 17/05/2023, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế: “Góc nhìn toàn cầu và triển vọng thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam 2023”. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN