Đại biểu Quốc hội: Nên tăng thời gian chất vấn

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã bế mạc sáng nay 20/11. Chia sẻ với báo Tin tức cuối kỳ họp, các đại biểu cho biết, điều đọng lại sâu sắc trong tâm trí chính là phiên chất vấn.

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình): Cần quan tâm đến chất lượng chất vấn

Chú thích ảnh

Việc sắp xếp lịch họp cơ bản hợp lý, đặc biệt là cách điều hành của Chủ tịch Quốc hội tại phiên chất vấn linh hoạt. Tuy nhiên về nội dung chất vấn thì chưa được sâu sắc lắm, thời gian hỏi và trả lời đều ít. Theo tôi, nên tăng thời gian chất vấn lên để có thời gian cho đại biểu lựa chọn vấn đề quan tâm và Bộ trưởng có thời gian trả lời tốt hơn các câu hỏi.

Về chất lượng câu hỏi của đại biểu chưa cao lắm, do có đại biểu có kinh nghiệm, có đại biểu thì chưa có kinh nghiệm để đặt câu hỏi sắc bén. Tuy nhiên, nội dung chất vấn theo ý kiến của cử tri chuyển tải đến Quốc hội cơ bản đã đạt được.

Thời gian chất vấn dài hay ngắn tùy thuộc vào lịch họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, nên quan tâm đến vấn đề chất lượng chất vấn, các nội dung cử tri chuyển tải đến Quốc hội để làm sao các đại biểu nói được tiếng nói cử tri. Bản thân tôi, tại kỳ họp trước có chất vấn về vấn đề kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng tuyến Quốc lộ 12B, đến thời điểm này đã được Chính phủ quan tâm, nhưng do nguồn vốn đầu tư chưa phân bổ đều, nên chưa đáp ứng được. Cử tri Kim Bôi, Hòa Bình vẫn còn bức xúc và mong muốn được Quốc hội và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện hơn.

Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu): Chủ tọa xử lý linh hoạt

Chú thích ảnh

Mỗi kì họp đều có dấu ấn riêng. Kỳ họp này có rất nhiều dấu ấn, ví dụ những ngày thảo luận về kinh tế xã hội vừa qua hay các ngày chất vấn, thảo luận rất sôi nổi. Đặc biệt trong chất vấn, các Bộ trưởng phải hết sức chủ động, rà trước các nội dung công việc của mình. Những phần nào liên quan đến mình phải suy nghĩ trước bởi lần này không gói gọn trong lĩnh vực nào, ngành nào, tư lệnh nào mà chung các lĩnh vực.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cử tri đã thấy hình bóng của mình qua các phiên chất vấn

Chú thích ảnh

Đổi mới lớn nhất của Quốc hội là chất vấn, thời gian hỏi và trả lời ngắn gọn để đảm bảo cho nhiều vấn đề cùng được nêu ra. Đặc biệt, đây là phiên chất vấn giữa kỳ của cả nhiệm kỳ, nên tất cả các trưởng ngành, các thành viên Chính phủ đều trở thành đối tượng bị chất vấn.

Qua đánh giá của cử tri, họ đã thấy “hình bóng” của mình qua các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội. Cử tri cảm thấy phấn khởi, từ đây tác động rất tốt đến sự phát triển chung của xã hội. Chúng ta không nên nhìn nhận chất vấn chỉ là việc của các đối tượng hỏi, các đối tượng giám sát và trả lời, mà qua câu trả lời đó, cử tri sẽ thấu hiểu thêm những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề chất vấn.

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định): Quốc hội cần đổi mới hơn nữa

Chất vấn và trả lời chất vấn tạo không khí sôi động, không có giới hạn với Bộ trưởng cũng như các lãnh đạo ngành trả lời chất vấn. Những câu hỏi từ đầu nhiệm kỳ tạo nên không khí tranh luận sôi nổi như chúng ta thấy thời gian vừa qua.

Ngoài ra kỳ họp này cũng đã quyết định được các vấn đề trọng đại của đất nước như: Quốc hội bầu Chủ tịch nước, rồi thông qua Hiệp định CPTPP với 100% đại biểu có mặt ủng hộ, quyết định những vấn đề quan trọng khác là phân bổ ngân sách năm 2019, kế hoạch năm 2019, cũng như đánh giá 3 năm thực hiện tài chính - ngân sách 2016 - 2018.

Tôi đánh giá kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng được đa phần nguyện vọng của cử tri. Tuy nhiên, Quốc hội cần phải đổi mới hơn nữa để bám sát hơi thở cuộc sống và giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội như: Tham nhũng, quá trình gia nhập CPTPP làm thế nào để "cởi trói" cho doanh nghiệp...       

Hoàng Dương/Báo Tin tức
Họp báo bế mạc Quốc hội: Quy định xử lý tài sản bất minh cần chờ thêm độ 'chín'
Họp báo bế mạc Quốc hội: Quy định xử lý tài sản bất minh cần chờ thêm độ 'chín'

Tại họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV trưa 20/11, nhiều phóng viên quan tâm đến việc Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua không có quy định xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN