Luật Tiếp cận thông tin được triển khai thi hành như thế nào?

Luật Tiếp cận thông tin được thông qua ngày 6/4/2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp năm 2013.

Luật Tiếp cận thông tin quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Sáng 6/4/2016, các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Theo nguyên tắc của luật, mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Công dân được tự do tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước; hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 

Công dân không được tiếp cận thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức: Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Cơ quan nhà nước được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin trong thời gian chậm nhất từ 5-15 ngày.

Theo Bộ Tư pháp, để triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin, Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Thông tư quy định chi tiết các điều khoản Luật giao, đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm hiệu lực của Luật. 

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật được Bộ Tư pháp thực hiện bằng nhiều hình thức như: biên soạn sách và các tài liệu phổ biến, hướng dẫn, tập huấn về Luật; tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về nội dung Luật tiếp cận thông tin tại Hà Nội, Quảng Ninh (sắp tới là Bình Định và Cần Thơ) cho các đối tượng là cán bộ làm công tác cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước của Trung ương và địa phương... 

Để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân được thực hiện thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của từng cơ quan, đơn vị,  Bộ Tư pháp đã có văn bản đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Quy chế nội bộ về cung cấp thông tin theo quy định của Luật. 

Tại Bộ Tư pháp, ngày 7/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1301/QĐ-BTP về Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tư pháp. 

Theo đó, Quy chế gồm một số nội dung chính như: xác định đầu mối cung cấp thông tin là Văn phòng Bộ; quy định cụ thể loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; các bước cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin... 

Bộ cũng đã đưa vào hoạt động chuyên mục Tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác (nguồn lực, cơ sở vật chất) để tổ chức triển khai có hiệu quả việc cung cấp thông tin cho công dân theo quy định.

Hoàng Linh/Báo Tin tức
Thông tin về việc vỡ đập thủy điện tại Lào
Thông tin về việc vỡ đập thủy điện tại Lào

Ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN