Luật Trồng trọt phải ngăn chặn được tình trạng 'trồng rau 1 luống ăn, 1 luống bán'

Vẫn còn tình trạng sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất nông nghiệp theo kiểu "rau 2 luống, lợn 2 chuồng". Đây là những vấn đề cần phải được đưa vào dự án Luật lần này để có giải pháp khắc phục.

Sáng 9/11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt.

Đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.

Bên lề Quốc hội, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) nêu ý kiến, vẫn còn tình trạng gian lận thương mại như: Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất nông nghiệp theo kiểu "rau 2 luống, lợn 2 chuồng". Đây là những vấn đề cần phải được đưa vào dự án Luật lần này để có giải pháp khắc phục.

Chú thích ảnh
Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương để có thể trực tiếp quản lý những vấn đề đó. Có những cái không phải ở trên cao quản lý mà cần phải quy định ở những cấp cơ sở gắn với quá trình tổ chức sản xuất hay thực hiện những nội dung như: Phân bón, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ thương mại trong trồng trọt, cần phải quan tâm đến nội dung này bởi những cấp cơ sở mới có thể trực tiếp phát hiện, xử lý. 

Bên cạnh đó, đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Hải Phòng) cho rằng, Việt Nam có những giống cây, con đặc thù vì vậy phải khai thác những tiềm năng về đa dạng sinh học, qua đó lựa chọn những giống tốt để bảo quản và nhân rộng kèm theo kỹ thuật canh tác. Phải ứng dụng công nghệ để lai tạo những giống mới bảo đảm ổn định trong thời gian lâu dài vừa nâng cao được năng suất và chất lượng. "Tôi nghĩ giá trị gia tăng trong lĩnh vực cây trồng phụ thuộc nhiều về độ ngon, hình thức, an toàn vệ sinh thực phẩm vì vậy phải quan tâm đến sản phẩm nông nghiệp kỹ càng thì xuất khẩu mới đạt hiệu quả cao", đại biểu Nghiêm Vũ Khải nói.

Còn theo đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) cho rằng, hệ thống các chính sách là đòn bẩy tạo ra động lực để phát triển trồng trọt có hiệu quả. Trong dự thảo luật có nhiều chính sách, tuy nhiên quan trọng là việc bố trí nguồn lực như thế nào trong triển khai cũng như các điều kiện, thủ tục thuận lợi để các tổ chức và nông dân tiếp cận được chính sách mới là quan trọng.

Theo đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, hiện nay sản xuất phân tán, manh mún nhỏ lẻ mua bán trôi nổi, trong khi thương lái có thị trường lớn thu gom hàng hóa và đi bán có địa chỉ rõ ràng nên thắng lớn, còn nông dân bơ vơ thua thiệt. Vì vậy, phải quan tâm đến phát triển thị trường, dự báo thị trường, thông tin hướng dẫn cho nông dân làm sao sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường chứ không thể để tình trạnh sản xuất tự phát, chạy theo phong trào cuối cùng cung vượt cầu, thị trường không giải quyết đầu ra được, gây thiệt hại lớn cho nông dân.  

H.V/Báo Tin tức
Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi
Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi

Ngày 11/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN