Những cách tiếp xúc nào có thể làm lây truyền vi rút HIV?

Máu của người nhiễm vi rút HIV, quan hệ tình dục với người nhiễm bênh, truyền từ mẹ sang con là 3 con đường lây truyền HIV.

Chú thích ảnh
Xét nghiệm là cách phát sớm tình trạng nhiễm HIV.

Vừa qua thông tin hàng loạt người dân ở xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) bất ngờ phát hiện nhiễm HIV, nghi do bị dùng chung kim tiêm khi chữa bệnh tại nhà một y sỹ tại địa phương khiến nhiều người dân hoang mang lo lắng và thắc mắc về cách lây truyền của vi rút HIV.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vi rút HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

Theo đó, có 3 con đường chính làm lây truyền vi rút HIV là:

Qua đường máu: Thông thường vi rút HIV lấy nhiếm qua đường máu thông qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm, với người bị nhiễm HIV không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở những người nghiện chích ma túy; giẫm phải kim dính máu người bệnh; máu người bệnh tiếp xúc qua các vết xây xát…

Qua quan hệ tình dục: Đây là phương thức lây phổ biến nhất, người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ. Quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su có thể có độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.

Quan hệ bằng miệng ít có khả năng lan truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, trong miệng có lở xước hay chảy máu răng mà không biết thì HIV vẫn có khả năng lây bệnh.

Đường truyền từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu... Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ.

Xử trí vết thương khi kim tiêm nhiễm HIV:

- Lấy vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể.

- Rửa sạch vết thương theo chiều máu chảy. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương.

- Sát khuẩn vết thương bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Băng bó lại vết thương và đến cơ sở y tế trong vòng 24 giờ để được xử lý những bước tiếp theo. 

NT/Báo Tin tức
Hà Nội vẫn có nguy cơ bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết
Hà Nội vẫn có nguy cơ bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết

Chiều ngày 14/8, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch thì có nguy cơ bùng phát dịch sởi, sốt xuất huyết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN