Cần cải cách thể chế trong quản lý tài nguyên nước

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tại Hội nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cục Quản lý Tài nguyên nước và đề xuất nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, sáng 10/7, tại Hà Nội.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Lê Công Thành. Ảnh: monre.gov.vn

Từ những khuyến nghị của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam cần cải cách thể chế trong quản lý tài nguyên nước, tổ chức bộ máy xây dựng Đề án về thành lập tổ chức lưu vực sông. Theo đó, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Cục Quản lý Tài nguyên nước cần hướng tới thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long, có thể khuyến khích xã hội hóa trong quản lý tài nguyên nước. Đồng thời đưa ra những kế hoạch phù hợp nhất, tập trung nguồn lực của các đơn vị tài nguyên nước để giải quyết hệ thống thông tin chung về quản lý tài nguyên nước.  

Về hợp tác quốc tế, cần duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với 2 đối tác lớn là Hà Lan và WB, đặc biệt cùng trao đổi, tìm kiếm phương thức quản lý về Dự án trữ nước ở Đồng bằng sông Cửu Long với Hà Lan, đây là khoảng trống để giải quyết những bức xúc về  tài nguyên nước tại vùng này.

Ngoài ra, Quy trình vận hành lưu hồ chứa cũng là vấn đề rất quan trọng, vì vậy thời gian tới Cục cần thay đổi một cách căn cơ, cụ thể quyết liệt thực hiện sửa, tiếp tục nghiên cứu Quy trình vận hành sông Hồng, sông Đà.. đây là thế hệ vận hành Quy trình vận hành liên hồ chứa thứ 4.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy, dựa trên Báo cáo của WB chỉ ra 6 vấn đề bất cập trong công tác quản lý Tài nguyên nước ở Việt Nam như: Thiếu hụt về thể chế, quản lý và cơ sở hạ tầng; hiệu quả sử dụng nước còn thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ; mất cân đối về nguồn lực và năng lực thực hiện; chưa đầu tư đúng mức cho các nhiệm vụ rất lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấu trúc thể chế phức tạp, việc lập quy hoạch, phát triển và quản lý cho lĩnh vực tài nguyên nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn; một số công cụ kinh tế hiệu quả còn hạn chế...

Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của lĩnh vực tài nguyên nước, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và rà soát các khuyến nghị của WB, Cục Quản lý Tài nguyên nước đề xuất nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 và những năm tiếp theo.

Trước hết cần hoàn thành việc đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012; triển khai các khuyến nghị của WB tại Báo cáo: “Việt Nam - Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”;đẩy mạnh công tác quy hoạch tài nguyên nước; tăng cường công tác quan trắc, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và hệ thống hỗ trợ ra quyết định trên các lưu vực song; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước;tiếp tục thực hiện các đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài nguyên nước; tập trung thanh tra, kiểm tra trọng tâm, trọng điểm đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Đồng thời, tiếp tục Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu....

Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia Tống Ngọc Thanh đề xuất: Trong năm 2020, Trung tâm sẽ thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ về điều tra cơ bản: Tập trung nguồn lực để thực hiện chương trình tìm kiếm nguồn nước; tiếp tục giai đoạn 2 của Dự án bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn là cơ sở hỗ trợ các địa phương thực thi giải pháp quản lý tài nguyên nước; phối hợp cùng Cục Quản lý Tài nguyên nước tham gia vào dự án nhằm tập trung trí tuệ giải quyết bài toán lớn. Ngoài ra, rà soát các nhiệm vụ mang tính cấp bách, xem xét điều chỉnh các nhiệm vụ; mong muốn được thực hiện các dự án như: Đánh giá sức chịu tải của nước dưới đất, lập bản đồ phân vùng nước dưới đất...

Các đại diện đơn vị liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước đều thống nhất với khuyến nghị của WB, từ đó đề xuất Bộ cần cân đối, bổ sung kinh phí cho một số dự án ưu tiên thực hiện để đảm bảo tiến độ, bao gồm: Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước mặt, nước dưới đất và hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành; điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất....

“Nhằm tiếp thu các khuyến nghị của WB, khắc phục các bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay, đặc biệt trong thống nhất chức năng, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước giữa các bộ, ngành, Cục Quản lý Tài nguyên nước đề xuất Bộ cho phép Cục xây dựng đề án “Tăng cường quản trị tài nguyên nước trong tình hình mới”; tăng cường hiệu quả sử dụng nước, giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông; đảm bảo sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu” Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy cho biết thêm.

Diệu Thúy (TTXVN)
Hợp tác Việt Nam - Hà Lan về quản trị tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long
Hợp tác Việt Nam - Hà Lan về quản trị tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 11/4, Lãnh sự quán Hà Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm quốc tế “Thương mại ngành nước, quản trị, tri thức, mô hình kinh doanh - tài chính”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN