Tưng bừng lễ hội đua ghe Ngo

Từ 10 giờ sáng ngày 6/11, hàng ngàn người dân đã có mặt và tập trung hai bên bờ sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng) để chờ xem cuộc đua ghe Ngo, bất chấp cái nắng gay gắt giữa trưa.

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tặng hoa cho các đội đua


Đua ghe Ngo đã trở thành lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn của đồng bào Khmer Nam bộ trong dịp lễ hội Oóc Om Bóc. Năm nay, đua ghe Ngo trở thành một trong những sự kiện nằm trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC Sóc Trăng 2014), thu hút hàng ngàn đồng bào dân tộc trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận tham dự.


Hàng ngàn người dân đứng chen kín hai bên bờ sông Maspéro chờ xem các đội đua.


Giải đua ghe Ngo năm nay quy tụ 40 đội đua nam và 11 đội nữ đến từ các tỉnh, thành như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang... tham gia thi đấu. Trong đó, nhiều đội xuất phát từ phong trào đua ghe Ngo mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng... quyết giành thứ hạng cao trong giải đua ghe ngo lần này đã tạo ra những cuộc tranh tài sôi nổi.

Các đội ghe đua đang tập trung để chuẩn bị vào cuộc đua


Sau tiếng còi xuất phát ở lượt đua đầu tiên, tiếng hò reo của người dân đã khiến đường đua trở nên dậy sóng hơn khi các tay đua vừa bắt đầu tranh tài. Tiếng còi của người chỉ huy đội đua vang lên đều đặn đưa nhịp cho những cánh tay dầm khiến những chiếc ghe Ngo lao nhanh về đích. Trong khi đó, nhiều khán giả nồng nhiệt, ngập tràn cảm xúc, không ngại ngâm mình dưới dòng nước sông Maspéro để cổ vũ cho các đội đua.


Tranh tài quyết liệt.

Bứt phá về đích.


Anh Thạch Sô Ha, người đồng bào Khmer sống tại tỉnh Bạc Liêu, chia s: “Tôi đi xe máy hơn 50 km để được xem giải đua ghe Ngo và cỗ vũ cho đội đua của tỉnh mình. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, đồng bào Khmer chúng tôi lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội cúng Trăng – Óoc Om Bóc. Và một trong những phần hội không thể thiếu là đua ghe Ngo, một loại ghe đặc biệt, thiêng liêng của dân tộc Khmer”.


Dòng sông Maspéro dậy sóng dưới mái dầm của các đội đua.

Khán giả hào hứng cổ vũ cho các đội đua về đích.

Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương cũng chăm chú theo dõi cuộc đua.


Qua những vòng đấu đầy kịch tính, quyết liệt trong sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, đội đua nam của chùa Pong Tưk Chắ’s (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã vượt qua tất cả các đội tham gia để giành giải nhất. Đội đua nữ Xà Phiên của tỉnh Hậu Giang cũng đoạt giải nhất sau khi vượt qua 10 đội đua đến từ các tỉnh, thành khác.


Đội đua nữ Xà Phiên, tỉnh Hậu Giang giành giải nhất cuộc đua ghe Ngo nữ.

Đội Pong Tưk Chắ’s của huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đã xuất sắc vượt qua các đội để giành chức vô địch.



Tin, ảnh: Anh Đức-M.T

Phát triển phong trào đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Phong trào đua ghe ngo của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang ngày càng phát triển. Không chỉ thành công khi thi đấu ở giải cấp huyện, cấp tỉnh, mà còn đoạt giải khu vực và toàn quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN