Đắk Lắk ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn

Tỉnh Đắk Lắk quyết liệt chỉ đạo thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình; triển khai hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới. 

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian tới, tỉnh ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần nâng cao mức sống của người dân. 

Chú thích ảnh
Đầu tư thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk.

Tính đến ngày 31/10/2023, các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh đã giải ngân được 363,491 tỷ đồng, đạt 34,03% kế hoạch năm 2023. Trong đó, Chương trình có tỷ lệ giải ngân vốn thấp nhất là Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mới giải ngân được 10,22% so với kế hoạch. Nhiều dự án của Chương trình có tỷ lệ giải ngân thấp, thậm chí chưa thể giải ngân và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

Đơn cử, một số dự án cấp thiết của Chương trình như Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đến ngày 30/6 mới giải ngân đạt 43,28% kế hoạch; Dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết giải ngân đạt 16,14%; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc giải ngân đạt 19,64%.

Ngoài ra, nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch mới giải ngân đạt 2,5% kế hoạch; Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đạt 0,6% kế hoạch; Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực; Dự án truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai còn chậm do quy định tránh chồng chéo, trùng lắp nguồn vốn đầu tư của các Chương trình giai đoạn 2021- 2025 và việc chậm phê duyệt, phân bổ vốn thực hiện các Chương trình. Đây là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho địa phương trong triển khai đầu tư các chương trình. Các cơ quan Trung ương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện của địa phương. 

Để tăng hiệu quả thực hiện Chương trình, tỉnh Đắk Lắk tập trung chỉ đạo hoàn thiện thủ tục cần thiết để tổ chức thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình; chỉ đạo các địa phương triển khai hoạt động đầu tư đảm bảo kế hoạch; đề xuất, kiến nghị Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng, vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Đắk Lắk hiện có 130 xã/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã khu vực I với 519 thôn, buôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình.

PV
Quảng Bình: Giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp
Quảng Bình: Giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp

Tỉnh Quảng Bình được Chính phủ giao hơn 678 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn. Đến nay, tỷ lệ giải ngân của cả 3 chương trình ở tỉnh mới chỉ đạt khoảng 270 tỷ đồng, gần bằng 40% so với kế hoạch được giao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN