Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát carbon của hệ sinh thái trên cạn 

Trung Quốc ngày 4/8 đã phóng thành công một vệ tinh giám sát carbon của hệ sinh thái trên cạn và hai vệ tinh khác từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này.

Chú thích ảnh
Các vệ tinh được phóng bằng tên lửa Trường Chinh (Long March) 4B từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày 4/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Các vệ tinh được phóng vào lúc 11h08 giờ Bắc Kinh (10h08 giờ Việt Nam) bằng tên lửa Trường Chinh (Long March) 4B và đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch. 

Vệ tinh giám sát carbon chủ yếu được sử dụng để giám sát carbon của hệ sinh thái trên cạn, khảo sát và giám sát tài nguyên cũng như sinh thái trên cạn, giám sát và đánh giá các dự án sinh thái lớn của quốc gia. Vệ tinh cũng sẽ cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, khảo sát và lập bản đồ, khí tượng, nông nghiệp và giảm nhẹ thiên tai. Vệ tinh cũng có thể thực hiện nhiều chức năng khác trong lĩnh vực sinh thái như đo nồng độ carbon để giúp nhà chức trách Trung Quốc đưa ra các biện pháp phù hợp. 

Trong hai vệ tinh còn lại, một vệ tinh có nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến hoạt động bay và hàng hải toàn cầu, vệ tinh còn lại cung cấp dịch vụ cho sinh viên thực hành nghiên cứu khoa học vũ trụ.

Trần Quyên  (TTXVN)
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững

Ngày 5/11, Trung Quốc đã phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học Trái Đất SDGSAT-1, mang tên Quảng Mục vào không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 6 vào lúc 10h9 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN