Cách nào để ngăn ngừa một cuộc chiến Nhật-Trung?

Trong bài viết đăng trên mạng tin Bloomberg mới đây, Giáo sư Kishore Mahbubani - Hiệu trưởng trường Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore - đã đề xuất một số sáng kiến nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Dưới đây là nội dung bài viết:

Căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật, hai cường quốc hùng mạnh nhất châu Á, đang rơi vào vòng xoáy nguy hiểm và không thể đảo ngược bất chấp nền kinh tế của hai nước phụ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc. Tuần trước, Thủ tướng nhật Shinzo Abe đã "đổ thêm dầu vào lửa" bằng chuyến thăm ngôi đền Yasukuni, nơi tưởng niệm những người đã hy sinh trong chiến tranh, trong đó có 14 lãnh đạo Nhật bị tố gây tội ác chiến tranh trong Thế chiến thứ Hai. 

Thủ tướng Abe "gây  bão" Đông Á khi thăm đền Yasukuni. Ảnh: EPA


Rõ ràng, không bên nào tỏ ra quan tâm tới việc bình thường hóa quan hệ. Điều này rất nguy hiểm trước tình trạng xấu đi của quan hệ đôi bên thời gian gần đây, mà khởi điểm là quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Abe. Một hành động mang tính biểu tượng và "rộng lượng" hoàn toàn có thể ngăn chặn vòng xoáy nguy hiểm trong mối quan hệ này.

Điều không thể phủ nhận là ông Abe có quan điểm "diều hâu" với Trung Quốc, nhưng ông không phải là người trực tiếp khai hỏa cho mối quan hệ đang xấu đi hiện nay. Tháng 9/2012, cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda mới là người ra quyết định mua một số hòn đảo quần đảo tại Senkaku từ một chủ sở hữu người Nhật - một hành động mà Trung Quốc coi là quốc hữu hóa quần đảo này. Hai ngày trước quyết định của ông Noda, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo ông Noda về quyết định này. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã chấp nhận sự quản lý hành chính của Nhật tại quần đảo đang tranh chấp này. Với việc mua lại, Nhật Bản dường như đã tiến thêm một bước nhằm sở hữu vùng lãnh thổ này.

Nếu ông Abe thực sự muốn phá vỡ vòng xoáy căng thẳng quan hệ Nhật-Trung hiện nay, có thể đơn phương quyết định đưa quần đảo này trở lại nguyên trạng như trước. Ông chỉ cần bán lại số đảo này cho một tổ chức tư nhân Nhật Bản hoặc một nhóm chuyên về môi trường của nước này, với câu chuyện bề ngoài là nhằm bảo tồn cảnh đẹp thiên nhiên chưa khai thác của Nhật. Giới cánh hữu Nhật Bản chắc chắn sẽ coi một động thái như vậy là sự đầu hàng Trung Quốc, mhưng thực tế không hẳn vậy.

Ngay cả khi ông Abe quyết định bán (nếu có), trên thực tế Nhật Bản vẫn tiếp tục quyền kiểm soát các đảo. Mặt khác, chính phủ tiền nhiệm đã mua quần đảo này nên các thành viên đảng Dân chủ Tự do của ông Abe sẽ không cảm thấy bị bó buộc bởi quyết định trên.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Bloomberg đầu tháng qua, ông Abe đã kêu gọi tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cho rằng “giờ là lúc cần trở lại điểm xuất phát”. Ông Abe đã ngụ ý đến thỏa thuận song phương mà ông đạt được với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2006 trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đó. Việc bán lại quần đảo này sẽ là bước đi quan trọng đầu tiên để trở lại vạch xuất phát cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Tất nhiên, nếu chính quyền Tokyo không có một cử chỉ nhượng bộ với Bắc Kinh thì rất khó có được phản ứng mang tính xây dựng từ lãnh đạo Trung Quốc. Dựa trên phân tích giữa cái được và mất, ông Tập Cận Bình có đủ khả năng để hạn chế tiến hành các cuộc tuần tra hải quân, không quân xung quanh đảo tranh chấp. Ông cũng vừa mới đưa ra một loạt cải cách kinh tế khó khăn và đầy tham vọng. Dù không thể chấp nhận bị dư luận trong nước nhìn nhận là một nhà lãnh đạo yếu đuối, nhưng ông cũng không muốn để xảy ra một cuộc khủng hoảng địa chính trị, có thể hủy hoại kinh tế Trung Quốc và thương mại toàn cầu. 

Sự tái cân bằng lớn đang diễn ra ở châu Á khi nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn hơn Nhật Bản. Tuy vậy, Trung Quốc cũng chẳng có lợi ích gì khi thúc đẩy quá trình này một cách quá quyết liệt. Người Nhật ngày càng tỏ ra quan ngại về các động thái hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc. Nếu chính phủ ở Bắc Kinh ngày càng quyết liệt, Nhật Bản sẽ càng đẩy nhanh quá trình nâng cấp khả năng quân sự và củng cố liên minh với Mỹ và các nước khác để bao vây Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, cả hai cường quốc này cần phải tìm cách để tránh xảy ra một cuộc xung đột quân sự. Nền tảng đầu tiên cho tiến trình tái khởi động việc bình thường hóa quan hệ song phương là Nhật Bản có thể lựa chọn giải pháp chấp nhận bán lại quần đảo Senkaku cho một tổ chức tư nhân của Nhật.


TTK

Tàu ngầm Trung Quốc đe dọa tàu chiến Mỹ, Nhật như thế nào?
Tàu ngầm Trung Quốc đe dọa tàu chiến Mỹ, Nhật như thế nào?

Nếu xảy ra xung đột, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể dùng đến kho vũ khí khổng lồ với rất nhiều thiết bị từ các đồng minh thân cận của Mỹ: Đức, Pháp và Anh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN