Nhiều vụ án xuất phát từ mâu thuẫn, thách đố trên mạng xã hội

Tại cuộc họp định kỳ về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh ngày 28/3, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, các mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến là kênh liên lạc hữu ích của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là phương tiện để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, đăng tin sai sự thật, buôn bán hàng giả, xúc phạm người khác…

“Có những vụ án xuất phát từ mâu thuẫn, thách đố trên mạng xã hội, hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn dẫn đến hành vi giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng”, Thượng tá Lê Mạnh Hà chia sẻ.

Trước thực trạng trên, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã tham mưu Bộ Công an đề xuất thành lập Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao vào năm 2021; đồng thời, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an địa phương làm tốt công tác nắm tình hình trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, Công an TP Hồ Chí Minh  quan tâm sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như tung tin giả, chia sẻ thông tin sai sự thật. 

“Công an TP Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ lập án, đấu tranh, xử lý nghiêm các vụ việc có tính chất phức tạp”, Thượng Tá Lương Mạnh Hà khẳng định.

Ngoài ra, trong năm 2022, Công an TP Hồ Chí Minh  phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc nắm tình hình trên không gian mạng, đào tạo đội ngũ cán bộ Công an có trình độ công nghệ thông tin.

Liên quan đến tình hình dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, khoảng một tuần gần đây, số ca mắc mới tại thành phố liên tục giảm, nhưng số ca phải hỗ trợ thở máy vẫn chưa giảm. Tính đến ngày 23/3, còn 654 người cần hỗ trợ hô hấp, 84 người thở máy xâm lấn. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức thấp, trong những ngày vừa qua chỉ có 2-3 ca tử vong, trong đó có những ca nặng từ các tỉnh lân cận chuyển đến.

Về chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ, theo đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện, Thành phố đang thực hiện chiến dịch bảo vệ người nguy cơ, được ngành y tế tiến hành trong tháng 3/3022. Theo số liệu cập nhật trên hệ thống, ngành y tế đã lập danh sách có 240.858 người thuộc nhóm nguy cơ cao trên 65 tuổi, kèm bệnh nền; tầm soát được 41.926 người, trong đó, phát hiện 1.478 người mắc COVID-19. Những trường hợp mắc bệnh đều được phát thuốc Molnupiravir điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có 2.983 người được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tính đến ngày 27/3, TP Hồ Chí Minh có 592.197 trường hợp mắc bệnh được Bộ Y tế công bố. Hiện đang điều trị 3.657 bệnh nhân; trong đó có 329 trẻ em dưới 16 tuổi, 79 bệnh nhân thở máy, 5 ca phải chạy ECMO. Trong ngày, có 378 xuất bệnh nhân xuất viện và có 386 bệnh nhân nhập viện.

Thu Hương (TTXVN)
Công an làm việc với đối tượng dùng mạng xã hội kêu gọi tụ tập, biểu tình tại khu du lịch Đại Nam
Công an làm việc với đối tượng dùng mạng xã hội kêu gọi tụ tập, biểu tình tại khu du lịch Đại Nam

Ngày 27/3, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã phối hợp Công an tỉnh Bình Dương mời đối tượng Lê Văn Phụng (sinh năm 1990, ngụ tại phường Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) lên làm việc. Lực lượng chức năng đã lập biên bản về hành vi của đối tượng để xử lý theo quy định pháp luật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN