Ảnh 360: Thuỷ đình soi bóng nước bên hồ Long Trì nghìn năm tuổi

Trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội), tòa thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng 3, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa đỏ rực, khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là "Thiên Phúc tự", nằm dưới chân núi Sài. Trong chữ Nôm, "Sài Sơn" được gọi là núi Thầy nên chùa cũng được gọi tương tự. Ngày nay, chùa thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 25km theo hướng tây Nam.

Chùa Thầy được xây dựng vào thời nhà Đinh, gắn liền với quá trình tu hành tu hành đến ngày thoát xác của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ có sức ảnh hưởng lớn thời Lý - Trần. Ban đầu, chùa vốn chỉ là một am nhỏ có tên Hương Hải, trụ trì chùa Thầy lúc đó là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vua Lý Nhân Tông cho dựng lại thành 2 cụm gồm chùa Cao còn gọi Đỉnh Sơn Tự tọa lạc trên núi, chùa Dưới còn gọi là chùa Cả, Thiên Phúc Tự.

Đến đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc cho tiến hành việc trùng tu, dựng điện Phật, điện Thánh, nhà hậu, nhà bia rối đến gác chùa. Sử sách chép rằng, chùa được dựng trên thế đất hình Rồng, ngọn Long Đẩu ở phía trước, bên trái chùa, còn lưng và bên phải dựa vào Sài Sơn. Nằm giữa núi Long Đầu và Sài Sơn là hồ Long Chiểu (Long Trì).

Video toàn cảnh nhà thuỷ đình nhìn từ trên cao:

Đáng chú ý, trước cửa chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà thuỷ đình hình vuông nổi trên mặt hồ, nền móng được xây bằng đá ong vững chắc, mặt nền nhà lát gạch  Bát Tràng. Kiến trúc chồng diêm tám mái, kiểu “tàu đao - lá mái”, bốn cột cái cao vọt lên để đỡ hoành mái, vì kèo kiểu “chồng rường - bẩy hiên”, mái lợp ngói mũi hài.

Kiến trúc thuỷ đình có niên đại từ thời nhà Mạc, đã được tu sửa vào thời Nguyễn. Xưa kia thuỷ đình để trống 4 mặt, với chức năng nguyên thuỷ là một tam quan. Đây là một tam quan độc đáo, bởi không dùng làm cổng vào chùa và chỉ mang tính tượng trưng, đặt giữa hồ nước. Sau này, người ta đã xây ba mặt tường của thuỷ đình để chuyển đổi chức năng làm nơi biểu diễn rối nước trong mỗi kỳ lễ hội.

Chú thích ảnh
Thủy đình được dựng lên ở giữa hồ Long Trì, hoàn thành vào khoảng thời Hậu Lê. Vị trí của thuỷ đình nằm ngay trước sân chùa Thầy.
Chú thích ảnh
Chùa xây theo lối phương đình với 1 gian 2 dĩ. Phần mái chồng 2 tầng với 8 mái. Chùa được chúa Trịnh Sâm cùng vợ là bà Tuyên phi Đặng Thị Huệ xây dựng lên.
Chú thích ảnh
Tầng trên có các con sơn nhỏ nhô ra đỡ mái, tạo dáng cho thuỷ đình như bông sen trên mặt nước, với những mái đao uốn cong, ngói mũi hài lô xô cùng hàng lan can gỗ; phần cổ diêm và các ô cửa đặc, rỗng xen kẽ quanh các bức tường làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính, linh thiêng trong không gian tĩnh mịch của nhà Phật.
Chú thích ảnh
Tổng thể thủy đình được chia thành 2 cấp. Phần giữa ngập nước, trong khi 2 bên cao nổi trên mặt nước. Khu vực này cũng là nơi biểu diễn rối nước vào mỗi dịp hội xuân (7/3 âm lịch hàng năm).
Chú thích ảnh
Chùa Thầy thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, người được nhân dân coi là thủy tổ của nghệ thuật múa rối nước. Do vậy, các mùa lễ hội ở đây không thể thiếu các màn múa rối nước tại nhà thủy đình với nhiều tích truyện dân gian: Chú Tễu, đi bừa, mèo đuổi chuột… do các nghệ nhân phường rối cổ truyền các tỉnh, thành phố trong cả nước tụ hội đến biểu diễn.
Chú thích ảnh
Nhưng bắt đầu từ mùa lễ hội năm 2013, xã Sài Sơn đã tuyển chọn được hơn 40 người dân để đưa đi tiếp thu vốn cổ về múa rối nước nhằm phục dựng môn nghệ thuật độc đáo này. Và từ năm 2015 trở lại đây, du khách đến với chùa Thầy được xem biểu diễn múa rối thường xuyên, chứ không phải đợi đúng dịp khai hội mới có.
Chú thích ảnh
Thủy đình cổ kính rêu phong được ví như viên ngọc giữa miệng rồng.
Chú thích ảnh
Thuỷ đình giữa hồ Long Trì từng được đưa vào bối cảnh cho bộ phim "Đêm hội Long Trì" nổi tiếng của nền điện ảnh Việt Nam.
Chú thích ảnh
Cứ vào độ tháng 3, những cây hoa gạo lại bung nở, làm nên nét đẹp riêng cho thuỷ đình.
Chú thích ảnh
Trước kia, sân chùa Thầy có 5 cây hoa gạo, nhưng 4 cây đã chết.
Chú thích ảnh
Đây là cây hoa gạo cổ thụ duy nhất còn sót lại, nằm gần cầu Nhật Tiên Kiều. Mới đây, nhà chùa đã trồng thêm 2 cây mới.
Chú thích ảnh
Toàn cảnh toà thuỷ đình nằm giữa hồ Long Trì nhìn từ trên cao.
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Tu bổ, chỉnh trang Khu Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy
Tu bổ, chỉnh trang Khu Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Lễ hội Chùa Thầy năm 2023 được tổ chức thành mùa lễ hội, diễn ra từ mùng 1 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch; chính hội diễn ra trong ba ngày từ ngày 24 - 26/4 (tức mùng 5 - 7/3 âm lịch).

Chùa Thầy linh thiêng và cổ kính của Hà Nội
Chùa Thầy linh thiêng và cổ kính của Hà Nội

Chùa Thầy cổ kính từ bao đời nay đã trở thành một điểm du lịch tâm linh của người dân Hà Thành. Phong cảnh non nước hữu tình, cùng lối kiến trúc độc đáo mang giá trị tôn giáo và lịch sử đã góp phần tạo nên nét cuốn hút ở nơi đây.

Hoa gạo thắp lửa đẹp ngỡ ngàng góc sân chùa Thầy
Hoa gạo thắp lửa đẹp ngỡ ngàng góc sân chùa Thầy

Vào những ngày cuối tháng ba, khi tiết trời ấm lên, những bông hoa gạo bung nở sắc đỏ, rạng rỡ khắp vùng quê Bắc bộ. Những cây hoa gạo (hay còn gọi là hoa mộc miên) ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp đặc biệt.

Lễ hội Chùa Thầy không tổ chức phần hội, du khách vẫn có thể đến tham quan
Lễ hội Chùa Thầy không tổ chức phần hội, du khách vẫn có thể đến tham quan

Lễ hội chùa Thầy năm 2021 sẽ không được tổ chức phần hội, nhưng phần lễ vẫn diễn ra theo phong tục địa phương, với hình thức gọn nhẹ, đảm bảo phòng dịch COVID-19.

Khôi phục các giá trị đặc sắc di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Thầy - Hà Nội
Khôi phục các giá trị đặc sắc di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Thầy - Hà Nội

Sáng 5/4, ông Nguyễn Đức Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) thông tin, lễ hội chùa Thầy năm nay sẽ khôi phục nguyên bản và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể.

Lễ hội chùa Thầy được tổ chức thành mùa lễ hội kéo dài 3 tháng
Lễ hội chùa Thầy được tổ chức thành mùa lễ hội kéo dài 3 tháng

Ông Nguyễn Đức Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết: Thay vì được tổ chức 3 ngày (mùng 5, 6, 7 tháng Ba âm lịch) như mọi năm, bắt đầu từ năm nay, Lễ hội chùa Thầy được tổ chức thành mùa lễ hội, diễn ra từ mùng 1 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch với thời gian chính hội vào các ngày mùng 5, 6, 7 tháng Ba âm lịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN