Bình Dương: Khẩn trương nâng cấp phần mềm cấp phép cho lao động nước ngoài

Liên quan đến phản ánh của cử tri và đại diện doanh nghiệp về việc chậm cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc dẫn đến kế hoạch của doanh nghiệp bị động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan khẩn trương nâng cấp phần mềm cấp giấy phép lao động, vì theo ông đây là một trong ba nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ nêu trên.

Chú thích ảnh
Người lao động tìm kiếm thông tin doanh nghiệp tuyển dụng việc làm tại Bình Dương. Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Dương lần thứ XI vừa qua, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Trịnh Đức Tài cho biết, hiện có 2 cơ quan cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép cho các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp phép trong khu công nghiệp. Sáu tháng đầu năm, Sở đã cấp 1.585 giấy phép lao động cho người nước ngoài, xem xét chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho 2.074 lượt doanh nghiệp với 3.156 vị trí sử dụng lao động nước ngoài. Số lượng hồ sơ trễ hạn thuộc thẩm quyền của Sở đã giảm dần.

Theo ông Trịnh Đức Tài, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài do Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ có nhiều nội dung mới, thay thế Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. Trong đó quy định về xác nhận kinh nghiệm làm việc, thời gian, các mẫu hồ sơ thông qua nhiều khâu. Mặt khác vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ, đầy đủ, thực hiện chưa đúng các quy định về cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài theo Nghị định số 152; trong đó có những hồ sơ nghi giả nên phải gửi các đơn vị, cơ quan xác minh, trả lại hồ sơ dẫn đến mất rất nhiều thời gian.

Ông Tài cho rằng còn có nguyên nhân do phần mềm ứng dụng cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đã xuống cấp, quy trình thực hiện các bước không còn phù hợp, dẫn đến việc chuyển quy trình chậm.

Về nguyên nhân chủ quan, phòng chuyên môn tham mưu công tác cấp giấy phép lao động giảm từ 17 người còn 12 người nhưng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác dẫn đến quá tải công việc. Công tác phối hợp với các sở, ngành để chia sẻ dữ liệu, rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về doanh nghiệp còn chưa đồng bộ, làm chậm trễ thời gian. Mặt khác, chuyên môn của cán bộ tham mưu công tác cấp giấy phép lao động nước ngoài còn hạn chế.

Ông Trịnh Đức Tài đề nghị tỉnh sắp xếp, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ ngày càng chuyên nghiệp, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, nâng cấp phần mềm thực hiện quy trình các bước cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khoa học hơn. Song song đó, tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thực hiện đầy đủ, đúng quy định theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và thực hiện tốt nhất việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn trong thời gian tới, nhất là khi Nghị định số 152 được điều chỉnh, bổ sung nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Chí Tưởng (TTXVN)
Gỡ vướng thủ tục cho lao động nước ngoài
Gỡ vướng thủ tục cho lao động nước ngoài

Chiều 7/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị đối thoại giữa hiệp hội doanh nghiệp và chính quyền Thành phố với chủ đề: Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN