Kiên Giang: Phấn đấu 50% số xã, ấp vùng dân tộc thiểu số ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn

Các chương trình, dự án dành cho đồng bào Khmer của Trung ương và của tỉnh Kiên Giang đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer trên địa bàn.  

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang Danh Phúc cho biết, tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020 (gần 100 triệu đồng/người/năm); hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 1,5 - 2%.

Kiên Giang phấn đấu 50% số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông.

Chú thích ảnh
Đường về các phum sóc được xây dựng khang trang. Ảnh: Lê Sen/TTXVN

Thời gian tới, tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và gắn với kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện để có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế thiếu sót.

Tỉnh Kiên Giang tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Theo đại diện Ban Dân tộc Kiên Giang, đến nay, tỉnh có 101/116 xã và 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 33 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc Khmer. 100% xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường giao thông nông thôn.

Hộ gia đình đồng bào Khmer sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89,3%. Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 cho thấy, tỉnh có 11.800 hộ nghèo, chiếm 2,57%, trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số hơn 3.100 hộ, chiếm 4,7%.

Hằng năm, Kiên Giang có khoảng 4.600 người dân tộc thiểu số, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer, tham gia học nghề tập trung ở các trình độ Cao đẳng, Trung cấp, qua đó giải quyết việc làm hơn 3.000 lao động/năm.

Kiên Giang có hơn 13% dân số là người Khmer (đứng thứ ba trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với trên 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu./.

PV
Đưa vào sử dụng các cây cầu giao thông nông thôn ở Cần Thơ
Đưa vào sử dụng các cây cầu giao thông nông thôn ở Cần Thơ

Ngày 24/8, Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ, chính quyền các địa phương liên quan tổ chức khánh thành và khởi công cầu giao thông nông thôn ở 2 huyện Phong Điền, Cờ Đỏ. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang dự lễ khánh thành và khởi công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN