Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 - Tạo động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 nhằm đề xuất giải pháp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030.

Ngày 17/12/2022, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.

Diễn đàn nhằm góp phần triển khai cụ thể hóa các chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và các nghị quyết, kết luận của Đảng; đồng thời, cung cấp thêm luận cứ cho Chính phủ trong xây dựng và triển khai Nghị quyết đầu năm 2023.

Trước khi diễn ra phiên toàn thể của Diễn đàn đã có 4 hội thảo chuyên đề do lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đồng chủ trì tổ chức, với các chủ đề: Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới năm 2023.

Diễn đàn góp phần chỉ ra được Việt Nam cần phải làm gì để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hạn chế tối đa các rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế; nhận diện đúng cơ hội, khó khăn thách thức, đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII cũng như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Chú thích ảnh

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đồng chí Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam vẫn đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và nhiều điểm sáng tích cực. Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, bình quân 11 tháng ở mức 3,02%, cả năm dưới 4%. Các cân đối lớn được bảo đảm.

Tỷ giá, lãi suất được điều chỉnh. Sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,6%. Thương mại, dịch vụ phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,5%.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc, với tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt 195.000, tăng 33,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% và cao nhất trong 5 năm qua.

An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh thực chất, hiệu quả. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên.
lạm  

Song song kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, như nhiều đại biểu đã chỉ ra. Áp lực phát và điều hành kinh tế vĩ mô rất lớn trước những biến động từ bên ngoài. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; năng suất lao động còn thấp.

Chương trình có sự đồng hành của: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí – CTCP (PVFCCo).

PV GAS LPG chính thức đưa Trạm chiết nạp LPG Nha Trang vào hoạt động
PV GAS LPG chính thức đưa Trạm chiết nạp LPG Nha Trang vào hoạt động

Những ngày đầu tháng 9/2022, tại cụm công nghiệp VCN Diên Phú, huyện Diện Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh Miền Nam đã tổ chức thành công lễ khánh thành Trạm chiết nạp LPG Nha Trang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN