Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ kỷ niệm 996 năm Hội thề Trung Hiếu

Ngày 11/5 (tức ngày 4/4), Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ kỷ niệm 996 năm Hội thề Trung Hiếu (1028-2024) tại phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo nhân dân và du khách.

Chú thích ảnh
Trang trọng Lễ thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ. Ảnh: Minh Ngọc/TTXVN phát

Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ gắn với tích Vua Lý Thái Tông được thần Đồng Cổ phù giúp dẹp Ba Vương làm phản, nghiêng theo thể thức của một hội thề non nước, với câu thề “Làm con bất hiếu/ Làm tôi bất trung/ Thần minh tru diệt” do chính các quan trong triều đọc. Lễ hội đền Đồng Cổ là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội, triệt để khai thác sức mạnh niềm tin, sự đồng thuận của triều đình và toàn xã hội, vì sự toàn vẹn của vương triều và thể chế. Đây là Hội thề quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm,

Lễ hội đền Đồng Cổ kỷ niệm 996 năm Hội thề Trung Hiếu diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống. Tại lễ hội, đại diện chính quyền, các đoàn thể và nhân dân phường Bưởi đã thực hiện lễ thề truyền thống. 

Chú thích ảnh
Nghi thức dâng lễ tại Lễ hội truyền thống đến Đồng Cổ. Ảnh: Minh Ngọc/TTXVN phát

Lễ hội diễn ra trong ba ngày. Ngày 10/5 (tức ngày 3/4) là nghi thức cúng lễ cáo yết, văn nghệ chào mừng. Ngày 11/5 (tức ngày 4/4) là nghi thức các dòng họ dâng lễ, khai mạc lễ hội, dâng hương, lễ thề, tế tửu Đại Vương, nhân dân dâng lễ, giao lưu cầu chinh. Ngày 12/5 (tức ngày 5/4) lễ tạ.

Tại lễ hội, Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi Nguyễn Minh Hoài cho biết: Hàng năm tại nơi địa linh quốc lễ này, nhân dân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Hội thề Trung Hiếu, tái hiện lại lễ thề để mọi người thấm nhuần hơn nữa lòng trung thành với Tổ quốc Việt Nam và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nét đẹp nhân văn ấy đã khắc sâu, in đậm trong tâm thức mọi người dân. 

Chú thích ảnh
Nghi thức dâng lễ tại Lễ hội truyền thống đến Đồng Cổ. Ảnh: Minh Ngọc/TTXVN phát

Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi cũng khẳng định: Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ là hội thề mang nội dung, ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức và truyền thống dân tộc rất sâu sắc, có tác dụng thường xuyên nhắc lại một truyền thống - một nguyên nhân sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam là “Đoàn kết - Thương yêu”.

Đền Đồng Cổ gắn với Thăng Long - Hà Nội suốt hàng nghìn năm lịch sử. Năm 1020, Thái tử Lý Phật Mã đã lập đền thờ tại xóm Đông, phường Yên Thái. Được kế vị vua cha, lên ngôi là vua Lý Thái Tông và văn võ bá quan về đền Đồng Cổ làm lễ tạ thần và tiến hành nghi lễ thề Trung Hiếu vào ngày 25/3 âm lịch, sau do trùng với ngày kỵ nên đổi sang ngày mùng 4/4 âm lịch. Từ đó hàng năm, người dân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Hội thề Trung Hiếu tại đây, nhằm thể hiện lòng trung thành với đất nước và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Chú thích ảnh
Nghi thức dâng lễ tại Lễ hội truyền thống đến Đồng Cổ. Ảnh: Minh Ngọc/TTXVN phát

Đền Đổng Cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1992. Hội thề Trung Hiếu tại đền Đồng Cổ ngày mùng 4/4 âm lịch hàng năm đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia năm 2023.

Đinh Thuận (TTXVN)
Tái hiện những chuyến tàu huyền thoại của Việt Nam tại Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh
Tái hiện những chuyến tàu huyền thoại của Việt Nam tại Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dòng sông kể chuyện” mùa 2 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” sẽ là chương trình khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ đến 21 giờ 30 ngày 31/5, tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN