Nghi ngờ về hành vi mua bán người mà không báo công an thì có phải là che giấu tội phạm?

Bạn đọc hỏi: Nếu nghi ngờ về hành vi mua bán người của người khác mà không báo công an để ngăn chặn, thì có bị coi là hành vi che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm hay không?

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau: "Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tại Điều 18. Che giấu tội phạm: Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Tại Điều 19. Không tố giác tội phạm: Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này”.

Trường hợp của bạn đọc hỏi mới chỉ là nghi ngờ về việc một người có hành vi dụ dỗ người phụ nữ hàng xóm đi lao động nước ngoài để bán, bản thân cũng không thể biết chính xác hành vi của người đến rủ chị hàng xóm đi lao động nước ngoài có đúng là để lừa bán hay không, nên việc không đi trình báo công an để ngăn chặn không bị coi là hành vi che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm.

Tuy nhiên, khi phát hiện hành vi dụ dỗ, tuyển mộ người đi lao động nước ngoài nghi ngờ là để bán, nên đến cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác để trình báo, cung cấp thông tin về những nghi vấn của mình như đã nêu ở phần trên để các cơ quan này tiến hành điều tra xác minh xử lý.

Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được tham gia tích cực vào công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Việc nghi ngờ về hành vi mua bán người của người khác, người dân hoàn toàn có quyền được đến cơ quan công an hoặc các cơ quan công quyền khác của Nhà nước như Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân... để trình báo, cung cấp thông tin về những nghi ngờ của mình để các cơ quan này tiến hành các hoạt động điều tra xác minh và làm rõ có hay không có hành vi phạm tội mua bán người hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác để kịp thời xử lý.

Mặt khác, nếu có thể, người phát hiện ra hành vi đó nên gặp gỡ trực tiếp với người được coi là nạn nhân hoặc người thân của nạn nhân để nói lên những băn khoăn nghi ngờ của mình, để người hàng xóm cảnh giác, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đi lao động nước ngoài, không để trở thành nạn nhân của mua bán người.

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Nâng cao hiệu quả cuộc chiến chống buôn người
Nâng cao hiệu quả cuộc chiến chống buôn người

Marcela Loaiza, một phụ nữ người Colombia, từng là nạn nhân của tội phạm mua bán người. Năm 21 tuổi, cô bị những đối tượng buôn người hứa hẹn sẽ tìm được công việc lương cao, trở thành một vũ công nổi tiếng ở nước ngoài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN