Chuyên gia gỡ khó cho thực trạng chương trình liên kết quốc tế

Viện Quản trị & Công nghệ FSB vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng các chương trình liên kết Quốc tế” với sự góp mặt của những chuyên gia giáo dục uy tín.  

Chú thích ảnh
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: LV.

Hiện nay, chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học trên thế giới nở rộ tại Việt Nam. Tính đến tháng 12/2021, cả nước có 600 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động, trong đó có 282 chương trình tiến sĩ, 106 chương trình thạc sĩ và 20 chương trình đào tạo đại học. Đứng đầu danh sách các quốc gia liên kết cấp bằng với Việt Nam là Vương Quốc Anh (chiếm khoảng 24,7% số chương trình liên kết), Mỹ (14,5%) và Pháp (13%).  

Tuy số lượng tăng nhưng chất lượng vẫn còn có những hạn chế. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hạn chế đầu tiên là trong việc lựa chọn trường đối tác ở nước ngoài. Hiện có tới 62,71% đại học đối tác của các chương trình liên kết đào tạo không được xếp hạng hoặc nằm ngoài danh sách 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới (theo QS Ranking và THE năm 2021). Chất lượng đào tạo của các chương trình này cũng khó kiểm soát hơn so với các chương trình trong nước. Năm 2020, Bộ đã phải rà soát và cho dừng tới gần 200 chương trình liên kết chưa đạt yêu cầu.

Khẳng định chương trình liên kết quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thực trạng cần phải gỡ,  GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Vấn đề thứ nhất là chương trình đào tạo bằng tiếng Anh nhưng thực tế người học không đáp ứng được tiếng Anh. Thậm chí, có trường hợp khi tốt nghiệp ra trường rồi vẫn gặp khó tiếng Anh. Trong công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá có rất nhiều trường làm tốt nhưng có những đơn vị chưa kiểm soát được về chất lượng; Rất nhiều chương trình đào tạo trực tuyến online từ xa nên kiểm duyệt chất lượng khó khăn; Nhiều trường hợp tác có xếp hạng không cao.

Đặc biệt, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh về việc các chương trình liên kết quốc tế mới chỉ dừng lại ở những trường nhiệt tình với Việt Nam.  

Một trong những giải pháp mà các trường có chương trình liên kết quốc tế thực hiện chính chọn đối tác liên kết uy tín và có nhiều thành tích. 

TS. Đoàn Thanh Hương, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Trường Đại học FPT dẫn chứng Trường Đại học FPT lựa chọn đối tác trên cơ sở phù hợp về triết lý và  phương pháp đào tạo của trường và các trường đại học đó phải được xếp hạng trên thế giới. Chẳng hạn, thành tích như: Giải bạc về chất lượng giảng dạy theo tiêu chuẩn của Teaching Excellence Framework (TEF); 5 Sao theo tiêu chuẩn QS rankings (trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao cho giảng dạy, học tập trực tuyến, và nghề nghiệp); Xếp hạng 400 - 500 trong “Top 1000 trường đại học trên thế giới” của Times Higher Education; Trường đại học duy nhất tại UK đạt tiêu chuẩn về độ hài lòng của khách hàng (Customer Service Excellence standard) cho tất cả các dịch vụ của trường; Thuộc Top các trường đại học trong danh sách Global Teaching Excellence Award 2017, bởi Higher Education Academy (HEA)...

Bên cạnh đó, TS. Đoàn Thanh Hương nêu: "Giảng viên cần tốt nghiệp Tiến sĩ, tiếng anh trình độ C theo khung tham chiếu châu  u với kinh nghiệm đã và đang tu nghiệp, giảng dạy tại nước ngoài, có kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị doanh nghiệp cũng như các công trình nghiên cứu".

Các ý kiến tập trung vào việc nêu một trong những yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo là việc minh bạch hóa thông tin liên kết quốc tế, tránh đánh đồng các chương trình hoặc nhập nhèm thông tin gây hiểu lầm cho học viên, phụ huynh và xã hội. Các trường đại học trong nước cũng đang nỗ lực lựa chọn những đối tác và chương trình uy tín để hợp tác. Điều này không chỉ giúp “nhập khẩu” thành công giáo trình, giảng viên, hệ kiến thức và kỹ năng chuẩn quốc tế, mà còn góp phần tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động đào tạo trong nước như chuẩn hóa chương trình tiệm cận quốc tế, nâng cao năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên.

LV/Báo Tin tức
Việt Nam có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo quốc tế  
Việt Nam có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo quốc tế  

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ: Hiện có 5 trường đại học của Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, có khoảng 400 chương trình đào tạo quốc tế liên kết với các đại học uy tín ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN