Sẽ bố trí nguồn lực phát triển giáo dục tâm lý

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về các giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực trong trường học.

Trước những vụ bạo lực học đường được Bộ GD - ĐT nhìn nhận là nghiêm trọng và đề nghị cơ quan có trách nhiệm xử lý nghiêm khắc, Bộ GD - ĐT đã có những giải pháp gì để chấn chỉnh, thưa ông?

Thời gian qua, Bộ GD - ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở GD - ĐT có trách nhiệm chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch và có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Nhiều địa phương, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, có biện pháp hiệu quả để giáo dục, phòng ngừa tình trạng học sinh đánh nhau. Nhưng tình trạng này vẫn xảy ra ở một số nơi, gây ảnh hưởng không tốt đến trật tự an toàn xã hội của địa phương và công tác giáo dục học sinh của nhà trường.

Điều này cho thấy, các nhà trường phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc phối hợp với địa phương và gia đình trong việc nắm bắt tâm lý, tình cảm của học sinh để định hướng, giáo dục về đạo đức, lối sống cũng như kỹ năng xử lý các mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống của tuổi học trò.


Nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra nguyên nhân một phần là nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức mà chưa chú trọng dạy kỹ năng sống, tâm lý cho học sinh. Vậy tới đây, Bộ GD - ĐT sẽ chú trọng đến giải pháp này như thế nào, thưa ông?

Khó khăn hiện nay ngành giáo dục chưa có biên chế cho các bộ chuyên trách tư vấn tâm lý ở các trường học. Cán bộ tư vấn tâm lý chỉ là kiêm nhiệm, chưa chuyên nghiệp. Công tác tư vấn học đường trong nhà trường chưa thực sự được coi trọng nên học sinh thiếu “người bạn, người thầy” để chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác, nhiều gia đình có tâm lý phó mặc con cái cho nhà trường, thiếu sự quan tâm, phối hợp trong giáo dục học sinh. Trong khi đó, mạng xã hội với nhiều lợi ích nhưng thực tế ẩn chứa rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đã chi phối tâm lý học sinh


Bộ GD - ĐT đã đề xuất mô hình tư vấn tâm lý áp dụng tại các trường phổ thông. Mục tiêu là tư vấn để giáo dục hình thành các kỹ năng xã hội. Trong đó, chú trọng tư vấn những vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; tư vấn tâm lý học giới tính và sức khỏe sinh sản; tâm lý gia đình; hướng nghiệp; những vấn đề của xã hội hiện đại. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tư vấn sẽ được xây dựng, bố trí nguồn lực và tài chính để đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ này. Tại các trường sẽ xây dựng các phòng tâm lý tư vấn riêng, có chuyên gia tâm lý chuyên sâu.

Xin cảm ơn ông!
Lê Vân
Điều chỉnh văn hóa ứng xử trong trường học
Điều chỉnh văn hóa ứng xử trong trường học

Nhiều nhà quản lý giáo dục thừa nhận, những vụ việc bạo lực học đường không chỉ có xu hướng tăng về số lượng mà còn tăng về tính chất phức tạp, nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục cần phải gấp rút có giải pháp, hạn chế các vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN