NASA phát triển máy bay chạy 100% năng lượng điện

Một dự án được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ đang nghiên cứu về khả năng chế tạo nguồn năng lượng điện cho máy bay thương mại để giảm thiểu tác hại khí thải nhà kính ảnh hưởng tới môi trường.

Chú thích ảnh
Dự án NASA nghiên cứu khả năng phát triển máy bay chạy bằng điện. Ảnh minh họa: Đại học Illinois

Theo báo Anh Dailymail, dự án với tên gọi “Trung tâm Kỹ thuật Điện Hiệu quả cao cho máy bay", gọi tắt là CHEETA do các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ) thực hiện, đang nghiên cứu xem các tế bào nhiên liệu hydro dạng lỏng có trở thành một nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hay không.

Bằng việc sử dụng hydro lỏng cô đặc, làm nguội thay khí hydro, năng lượng sạch có thể được tích tụ mà không cần tới những thùng dự trữ áp suất lớn. Đột phá này có thể cung cấp năng lượng hydro thay thế cho những chiếc máy bay lớn hơn và cách mạng hóa ngành công nghiệp hàng không thương mại.

NASA sẽ hỗ trợ tổng chi phí lên tới 6 triệu USD cho dự án kéo dài 3 năm.

“Về cơ bản, chương trình tập trung phát triển một nền tảng máy bay chạy bằng điện hoàn toàn, sử dụng hydro dạng lỏng bị đông lạnh như một nguồn năng lượng thay thế”, Giáo sư Ansell – người đứng đầu nhóm nghiên cứu – giải thích.

Năng lượng hóa học hydro sẽ được chuyển hóa sang dạng năng lượng điện thông qua một chuỗi các tế bào năng lượng.

Trước đó, tế bào hydro đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe ô tô và tàu hỏa. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tiễn vào một mô hình lớn hơn như máy bay, nguồn năng lượng đó cần phải được dự trữ trong các thùng chứa hạng nặng.

Việc sử dụng hydro dạng lỏng, các nhà nghiên cứu của CHEETA sẽ giải quyết được giới hạn đó.

Đồng thời, nhiệt độ thấp cần thiết để chạy nguồn cung cấp năng lượng hydro lỏng có thể cho phép sử dụng công nghệ truyền năng lượng siêu dẫn hiệu quả cao và hệ thống động cơ công suất cao.

Nguyên lý hoạt động của các ứng dụng này tương tự như trong máy quét cộng hưởng từ MRI của bệnh viện, sử dụng helium lỏng để làm mát nam châm của máy cho đến khi chúng có được các đặc tính siêu dẫn cần thiết để tạo ra từ trường cường độ cao.

Hiện tại, các hệ thống điện cần thiết để kết nối nguồn năng lượng dồi dào đó với các công nghệ đẩy bằng điện áp dụng trong một chiếc máy bay lớn vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

Dự án CHEETA được cho là nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách trên để mở đường cho việc tạo ra các máy bay vận tải chạy hoàn toàn bằng điện trong tương lai.

"Những tiến bộ trong một vài năm trở lại trên máy móc và phương tiện đã đưa công nghệ đẩy bằng điện dành cho cmáy bay thương mại tiến sát với hiện thực hơn”,  Giáo sư Haran – một trong nhóm tác giả - cho biết.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Anh thử nghiệm thành công máy bay không người lái siêu âm đầu tiên
Anh thử nghiệm thành công máy bay không người lái siêu âm đầu tiên

Tạp chí Aerospace Testing International ngày 3/5 cho biết Anh đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái siêu âm đầu tiên mang tên Magma.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN