SpaceX đưa vệ tinh viễn thông đầu tiên của Bangladesh lên quỹ đạo địa tĩnh

Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX ngày 11/5 đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 phiên bản mới nhất do tập đoàn này chế tạo, có tên gọi "Block 5", mang theo vệ tinh viễn thông sử dụng quỹ đạo tầm cao đầu tiên của Bangladesh lên vũ trụ.

Tên lửa đẩy Falcon 9 rời bệ phóng ở căn cứ không quân Vandenberg, California, Mỹ ngày 22/2. Ảnh: THX/TTXVN

Vụ phóng được thực hiện vào lúc 16 giờ 14 phút, giờ địa phương (tức 3 giờ 14 phút theo giờ Việt Nam) từ Mũi Canaveral, bang Florida. Theo SpaceX, mục tiêu của vụ phóng là đưa vệ tinh Bangabandhu Satellite-1 của Bangladesh lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh cách Trái Đất gần 35.000 km. Tên lửa Falcon 9 trong vụ phóng lần này được thiết kế theo yêu cầu giảm bớt số đợt bảo dưỡng và đổi mới các thiết bị sau mỗi lần phóng, và được chứng nhận có thể đưa con người lên vũ trụ vào cuối năm nay khi SpaceX phóng tàu vũ trụ Dragon mang theo đồ tiếp tế lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Cũng theo tập đoàn trên, vệ tinh Bangabandhu Satellite-1 sau khi được đưa lên quỹ đạo sẽ có độ bao phủ rộng lớn, cung cấp hình ảnh và viễn thông trong khu vực Bangladesh (kể cả vùng lãnh hải nước này ở Vịnh Bengal), Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Sri Lanca, Philippines và Indonesia. Ngoài ra, vệ tinh này cũng sẽ giúp kết nối Internet băng thông rộng cho các vùng nông thôn ở Bangladesh. Sứ mệnh của vệ tinh dự kiến kéo dài ít nhất 15 năm.

Giám đốc điều hành của SpaceX, ông Elon Musk cho biết tên lửa Falcon 9 phiên bản mới nhất đã được thiết kế để có thể phóng lên vũ trụ 10 lần, đồng thời hạn chế ở mức tối thiểu việc đổi mới các thiết bị của tên lửa này sau mối lần phóng. Sau vụ phóng kể trên, Falcon 9 đã đáp thành công xuống một bãi đáp di động ở Đại Tây Dương.

TTXVN/Báo Tin tức
SpaceX phóng thành công lần thứ 50 tên lửa Falcon 9
SpaceX phóng thành công lần thứ 50 tên lửa Falcon 9

Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX thông báo đã tiến hành thành công vụ phóng thứ 50 của dòng tên lửa Falcon 9 do công ty này tự chế tạo vào lúc 5h33 (theo giờ GMT tức 12h33 theo giờ Hà Nội) ngày 6/2, đánh dấu bước tiến nhanh chóng trong công nghệ mà nhiều trung tâm vũ trụ lớn khác phải mất rất nhiều thời gian để đạt được.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN