Tạo mô mắt bằng công nghệ in sinh học 3D

Ngày 22/12, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu nước này đã sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân và công nghệ in sinh học 3D để tạo ra mô mắt, từ đó giúp tìm hiểu sâu hơn về các cơ chế gây các bệnh mù lòa.

Chú thích ảnh
 Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân và công nghệ in sinh học 3D để tạo ra mô mắt. Ảnh: nybreaking.com

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ đã in một tổ hợp các tế bào tạo thành hàng rào máu-võng mạc bên ngoài, cũng chính là mô mắt hỗ trợ các tế bào cảm quang cảm nhận ánh sáng của võng mạc.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp 3 loại tế bào màng mạch chưa trưởng thành trong vật liệu hydrogel bao gồm: tế bào ngoại mạch và tế bào nội mô (những thành phần chính của mao mạch) và nguyên bào sợi để tạo nên cấu trúc mô.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã in gel lên một khung có thể tự phân hủy sinh học. Theo NIH, trong vòng vài ngày, các tế bào bắt đầu phát triển thành một mạng lưới mao mạch dày đặc.

NIH cho biết kỹ thuật này đem lại một nguồn cung không giới hạn các mô để nghiên cứu các bệnh thoái hóa võng mạc, như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Đặng Ánh (TTXVN)
Cận cảnh máy in thịt 3D từ thực vật
Cận cảnh máy in thịt 3D từ thực vật

Công ty in thịt 3D Redefine Meat của Israel vừa giới thiệu cỗ máy sản xuất hàng loạt có thể tùy chỉnh độ dày mỏng và tỷ lệ mỡ của miếng bít tết, trong khi sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thực vật. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN