Các nhà sản xuất EU quan tâm đến điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Hãng tin Reuters ngày 23/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết các nhà sản xuất châu Âu đang xem xét đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện gió trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Chú thích ảnh
Một Dự án điện gió bên bờ biển tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Theo Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WBG),  Việt Nam được coi là đối thủ tiềm năng lớn trong lĩnh vực này vì sức gió rất mạnh ở vùng nước nông gần các khu vực đông dân cư, vùng ven biển. Ba nguồn tin trong ngành cho biết nhà sản xuất tuabin Vestas (Đan Mạch) là một trong những nhà đầu tư tiềm năng. Các công ty đang tìm kiếm những địa điểm gần cảng nhưng các cuộc đàm phán với chính quyền địa phương và các khu công nghiệp vẫn đang ở bước đầu vì các nhà đầu tư đang chờ Chính phủ Việt Nam thông qua những quy định rõ ràng về trang trại điện gió ngoài khơi.

Nhiều khả năng các nhà sản xuất sẽ đặt trụ sở tại Việt Nam vì ưu thế về công nghiệp và vị trí gần với các thị trường điện gió ngoài khơi ở Đông Á. Ông Bruno Jaspaert, Giám đốc khu công nghiệp DeepC, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng các tập đoàn điện gió toàn cầu sẽ ra quyết định đầu tư trong năm 2023 để bắt đầu sản xuất các bộ phận của tuabin gió và Việt Nam có cơ hội tốt để đón nhận những khoản đầu tư này”.

Phát biểu bên lề hội nghị về điện gió tại Hà Nội ngày 23/2, ông Erik Kjaer - quan chức của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch - cũng nhận định: "Việt Nam có sản lượng thép lớn nên đầu tư vào Việt Nam là điều rất hợp lý vì thép vốn là vật liệu quan trọng để sản xuất tuabin”.

Thu Hằng (TTXVN)
CIP đã bảo đảm được 500 MW công suất dự án điện gió ngoài khơi
CIP đã bảo đảm được 500 MW công suất dự án điện gió ngoài khơi

Tập đoàn Quản lý quỹ năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới (CIP) vừa thông báo đã được phân bổ 500 MW công suất đấu thầu công trình điện gió ngoài khơi Fengmiao Vòng 3 của Đài Loan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN