Phát triển mô hình nuôi tôm ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngành nông nghiệp tỉnh tỉnh Trà Vinh tiếp tục khuyến khích nông dân ở các huyện vùng ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, thị xã Duyên Hải, phát triển mô hình sản xuất rừng – tôm, lúa – tôm để thích ứng biến đổi khí hậu và đảm bảo tính hiệu quả bền vững.

Chú thích ảnh
Nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao tại thị xã Duyên Hải. Ảnh minh họa: Thanh Hòa/TTXVN

Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tỉnh có gần 4.000 ha rừng được nông dân tự trồng để thả nuôi tôm sú kết hợp, nuôi cá tự nhiên, cua biển và hơn 5.120 ha rừng được tỉnh giao khoán cho người dân và các tổ chức bảo vệ, thực hiện mô hình sản xuất nuôi tôm, cá, vọp, sò huyết, cua biển dưới chân rừng.

Lợi thế của mô hình rừng – tôm là nông dân thu hoạch chọn lựa dần tôm đạt kích cở loại I (10 con/kg trở lại), cua gạch, cua thịt từ 2 – 3 con/kg bán được giá cao; không bị động thu hoạch và thất thu khi gặp thị trường tôm, cua bị giảm giá. Cùng với đó, tôm sú, cua thương phẩm được theo mô hình này cho sản phẩm sạch nên bán được giá cao hơn tôm, cua nuôi thâm canh trên 20 %.

Ông Trần Quốc Đoàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, năm 2022, huyện có khoảng hơn 1.000 hộ dân sản xuất mô hình rừng – tôm – cá, với tổng diện  tích hơn 865 ha. Mô hình sản xuất này nông dân không lo dịch bệnh, rủi ro xảy ra, nguồn khai thác tôm, cá, cua,… quanh năm và đem lại nguồn lãi ròng  từ 100 – 120 triệu đồng/ha/năm.

Ông Huỳnh Văn Phong, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải cho biết, gia đình có hơn 3 ha đất rừng được bố trí kết hợp nuôi thuỷ sản. Năm 2020, ông chuyển 1 ha sang nuôi tôm thâm canh mật độ cao. Qua 2 năm sản xuất, so sánh về hiệu quả giữa nuôi tôm thâm canh mật độ cao và mô hình rừng – tôm, tỷ lệ lợi nhuận trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao đạt khoảng 30% còn rừng – tôm đạt 90-95%.

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, ngoài mô hình sản xuất rừng – tôm, nhiều năm nay nông dân trong tỉnh còn phát triển mô hình lúa – tôm càng xanh tại các vùng nước lợ. Cụ thể, tại 2 xã đảo Long Hòa, Hòa Minh, huyện Châu Thành sản xuất thành công mô hình lúa hữu cơ – tôm càng xanh.

Bình quân, trên diện tích 1 ha sản xuất lúa hữu cơ – tôm càng xanh, nông dân có nguồn thu từ lúa đạt năng suất khoảng 5,4 tấn/ha và sản lượng tôm càng xanh thui hoạch đạt khoảng 500 kg/vụ. Tính tổng lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa hữu cơ - tôm xanh, nông dân thu lãi ròng từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình sản xuất này vừa bảo vệ môi trường, cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, đảm bảo tính bền vững so với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo phương thức bán thâm canh và thâm canh nhiều rủi ro do nuôi tôm từ 2 – 3 vụ/năm.

Phúc Sơn (TTXVN)
Nestlé Việt Nam đẩy mạnh hợp tác đa bên trong nỗ lực thúc đẩy nông nghiệp xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
Nestlé Việt Nam đẩy mạnh hợp tác đa bên trong nỗ lực thúc đẩy nông nghiệp xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Chia sẻ tại phiên họp toàn thể chương trình Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 với chủ đề “Xây dựng một nền nông nghiệp xanh và gia tăng giá trị” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/12, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đồng thời là Đồng chủ trì PSAV cho biết, hiện nay gần 2/3 lượng khí thải nhà kính của Tập đoàn đến từ nguyên vật liệu ngành thực phẩm và các hoạt động gián tiếp của doanh nghiệp. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN