Cộng đồng mạng nói gì về 'Thử thách momo'

Sau cái chết của cháu bé 8 tuổi V.P.L ở Trảng Bom, Đồng Nai; nghi do học theo “thử thách Momo” trên Youtube nên tự treo cổ trong nhà tắm, cộng đồng mạng mong phụ huynh cẩn trọng hơn khi cho con sử dụng mạng inernet.

Vài năm gần đây, trên Youtube xuất hiện nhiều video mang tên Thử thách Momo (Momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát.

Momo là một nhân vật thường được chèn vào các đoạn phim hoạt hình nổi tiếng và phổ biến, ví dụ Heo Peppa. Người có động cơ xấu tải các phim này, chèn Momo vào giữa với mục đích là nói chuyện với trẻ em nhỏ, các em tuổi thiếu niên (teenagers) và điều khiển các em làm những trò "thử thách", thường là dẫn đến việc tự sát.    

Một tài khoản là To Dieu Lien chia sẻ: "Bất cứ em bé nào cũng có thể vô tình phải xem các video có Momo và bị nhân vật này điều khiển nếu: Phụ huynh hoặc người chăm sóc để các em một mình ngồi coi các video trên Youtube, và hoàn toàn không biết con mình đang coi cái gì. Hoặc nghĩ là mình biết nhưng thực ra những video đó không vô hại như mình tưởng”.    

Chú thích ảnh

Một tài khoản khác là Huyen Ha chia sẻ: “Trường hợp này khá đau lòng. Nhưng trẻ em thời nay có lẽ phải tự hình thành bộ lọc cho bản thân chứ không thể có cách nào cha mẹ kiểm soát hết được. Thậm chí, nếu gia đình có cấm cản, khi 18 tuổi chúng vẫn có thể nghiện game, nghiện màn hình và làm những thứ dại dột. Tôi là người gần như không bao giờ can thiệp vào các nội dung Youtube mà con xem. Mỗi ngày, con có giới hạn khoảng 1,5 giờ nhưng tôi theo dõi thì thấy các con hoàn toàn tự chủ và hiếm khi xem bất kỳ thứ gì đáng sợ hoặc phản cảm".

Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu cho con coi Youtube, ba mẹ ngoài việc chọn kĩ video cho con, cần luôn ngồi gần con để kiểm soát nội dung con đang xem, đồng thời tắt chức năng chuyển video tự động của Youtube.   

Từ 2018, trên thế giới có những vụ trẻ tự sát, vô tình tự sát được nghi hoặc kết luận là do con Momo này, hay nói đúng hơn là người, lũ người bệnh hoạn đứng sau Momo.

Qua những sự việc trên, các bậc phụ huynh nên chú ý đến con trẻ nhiều hơn, khi trẻ có biểu hiện hay chơi các trò lạ cần phải hỏi nguồn gốc từ đâu để kịp thời kiểm soát. Nghiêm túc với các chương trình mà con cái vẫn hay xem, chọn lọc những chương trình phù hợp, phân bổ thời lượng hợp lý để các con trẻ không bị nghiện, phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại, máy tính bảng, tivi và không có cơ hội học theo nội dung độc hại.

LV/ Báo Tin tức
YouTube cấm kênh thông tin OAN hoạt động trong một tuần
YouTube cấm kênh thông tin OAN hoạt động trong một tuần

Ngày 24/11, mạng chia sẻ video YouTube đã chặn kênh Mạng lưới Tin tức một nước Mỹ (One America News Network - OAN) đăng tải các video mới trong một tuần do đưa ra thông tin sai lệch rằng đã có thuốc đặc trị cho bệnh COVID-19. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN