Vì sao Hàn-Triều chọn làng đình chiến để hai nhà lãnh đạo gặp mặt?

Một trong những tín hiệu lạc quan cho sự hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên là Bình Nhưỡng đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Seoul vào cuối tháng 4 tới.

Nhà Hòa bình trong Bàn Môn Điếm. Ảnh: Yonhap

Theo báo The Korea Herald, lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến sẽ tham gia cuộc họp thượng đỉnh liên Triều tại Nhà Hòa bình trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom), cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông báo trong ngày 6/3, sau chuyến thăm Triều Tiên kéo dài 2 ngày.

Theo Cheong Seong-chang – nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Sejong, quyết định tổ chức gặp mặt tại khu vực phía Hàn Quốc trong Bàn Môn Điếm đánh dấu lối tiếp cận “thực tế” của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

“Đáng chú ý ở đây là hai bên liên Triều quyết định gặp mặt tại làng đình chiến – một biểu tượng của sự đối đầu – bên phía Hàn Quốc, cho thấy tính quả quyết và thẳng thắn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un”, ông Cheong giải thích.

Ông Cheong cũng ca ngợi kết quả chuyến đi của phái viên đặc biệt mở đường cho Hàn Quốc kiểm soát tình hình trên Bán đảo Triều Tiên theo hướng “ổn định”, ngăn chặn căng thẳng leo thang và bắt đầu khôi phục niềm tin với Triều Tiên.

Koh Yu-hwan – giảng viên nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk - nhận xét, sự đồng thuận giữa hai quốc gia liên Triều cho thấy lòng quyết tâm của họ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo.

Ngày 6/3, Bán đảo Triều Tiên tiếp tục đón nhận thêm một tín hiệu hòa giải sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân và cả vũ khí thông thường để chống lại Hàn Quốc. Triều Tiên tuyên bố nước này không thấy cần thiết phải duy trì chương trình hạt nhân chừng nào không nhận thấy bị đe dọa về quân sự và sự an toàn của thể chế được đảm bảo.     

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Tổng thống Putin cảm ơn FSB giữ bí mật các siêu vũ khí đến phút chót
Tổng thống Putin cảm ơn FSB giữ bí mật các siêu vũ khí đến phút chót

Tổng thống Nga Putin cảm ơn Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) vì đã đảm bảo giữ bí mật suốt quá trình hàng năm trời phát triển các siêu vũ khí cho đến khi ông công bố với thế giới trong bản Thông điệp liên bang năm 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN