Thanh Hóa: Nhiều gia đình tan cửa, nát nhà do tín dụng đen

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn đang diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn và đã có nhiều gia đình rơi vào tình cảnh tan cửa, nát nhà do vay nợ với lãi suất cao của các công ty dịch vụ tài chính, cơ sở cầm đồ; đồng thời các công ty, dịch vụ này cũng gây mất trật tự xã hội.

Ngày 13/12, tại kỳ họp thứ 7,  HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, các đại biểu đã chất vấn Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về các giải pháp kiềm chế, đẩy lùi hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn tỉnh; đồng thời có ý kiến đặt vấn đề  có hay không tình trạng cán bộ, chiến sỹ công an bảo kê cho hoạt động tín dụng "đen".  

Chú thích ảnh
Lấy lời khai của đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi bị bắt giữ.
Ảnh: Trịnh Duy Hưng /TTXVN

Trả lời chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn và đã có nhiều gia đình rơi vào tình cảnh tan cửa, nát nhà do vay nợ với lãi suất cao của các công ty dịch vụ tài chính, cơ sở cầm đồ; đồng thời các công ty, dịch vụ này cũng gây mất trật tự xã hội. Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung cũng tự đánh giá lực lượng chức năng chưa thực sự quyết liệt trong việc ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tín dụng "đen". Trong thời gian tới Công an Thanh Hóa và các cấp ngành có liên quan sẽ tăng cường xử lý, đẩy lùi hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính hoạt động trái pháp luật, đặc biệt trú trọng đến việc tuyên truyền để nhân dân hiểu biết để không tham gia vay nợ với lãi suất cao của các tổ chức tín dụng "đen" này. Thiếu tướng Trung khẳng định, hiện chưa phát hiện cán bộ, chiến sỹ "tiếp tay" cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động, nếu có Công an Thanh Hóa sẽ sử lý nghiêm trước pháp luật.

Cũng tại hội nghị, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cũng  thông tin, hiện  trên địa bàn tỉnh có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở thuộc 23/27 địa bàn huyện, thị, thành phố, 786 cơ sở cầm đồ. Trong đó có những công ty dịch vụ tài chính quy mô lớn, phức tạp có nhiều cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh như Công ty Trách nhiệm hữu hạn  Trường Cửu có 5 cơ sở, Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tài chính Đại Tín có 9 cơ sở, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo tín có 8 cơ sở trên địa bàn các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã có công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ thuê Hưng Thịnh Phát hoạt động với khẩu  hiệu "Đã nợ là phải đòi-Đã đòi là phải trả".

Về kết quả đấu tranh, xử lý, trong năm 2018, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khởi tố 31 vụ, 88 bị can liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật, tiến hành kiểm tra, lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính 97 trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và công ty dịch vụ tài chính với số tiền trên 100 triệu đồng. Trong đó Công an Thanh Hóa đã quyết định khởi tố hình sự 9 bị can về tội cố ý gây thương tích, giữ người trái pháp luật, cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự của Công ty tài chính Nam Long với số tiền lên đến trên 510 tỷ đồng.
 

Trịnh Duy Hưng (TTXVN)
Hoạt động tín dụng đen, siết nợ bằng dao, mác
Hoạt động tín dụng đen, siết nợ bằng dao, mác

Ngày 11/12, Công an thành phố Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa triệt xóa, bắt giữ ổ nhóm gồm 3 đối tượng là người Hải Phòng vào địa bàn TP. Hà Tĩnh hoạt động tín dụng đen cho vay nẵng lãi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Cơ quan Công an TP Hà Tĩnh đã thu giữ nhiều tang vật có liên quan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN