Ấn Độ áp đặt thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ

Chính phủ liên bang Ấn Độ đã áp đặt mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu. Đây là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác.

Chú thích ảnh
Một cửa hàng bán gạo tại Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Quyết định trên được Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo tối 25/8 nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước.

Theo thông báo trên, mức thuế mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 16/10/2023.

Với biện pháp mới này, Ấn Độ hiện đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo không phải là basmati, chiếm 25% tổng xuất khẩu gạo của nước này.

Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu một số loại gạo, vì biện pháp này sẽ tác động đến lạm phát toàn cầu và làm gia tăng tình trạng bấp bênh về giá lương thực trên thế giới.

Bích Liên (TTXVN)
Myanmar có thể hạn chế xuất khẩu gạo
Myanmar có thể hạn chế xuất khẩu gạo

Ngày 25/8, Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết nước này đang có kế hoạch tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá gạo tăng ở trong nước. Nếu kế hoạch được triển khai, quốc gia Đông Nam Á này sẽ là nước tiếp theo sau Ấn Độ áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để bảo vệ thị trường trong nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN