Argentina chê ‘lực sĩ bay’ Mi-26 của Nga, chọn 'quái vật' Chinook - Mỹ

“Lực sĩ bay” Mi-26 bị chê vì kích thước và khả năng cơ động, vì thế Argentina đã lựa chọn Chinook - được mệnh danh là "quái vật trên không" của Mỹ.

Chú thích ảnh
Được biên chế vào Lục quân Mỹ từ đầu thập niên 1960, Boeing CH-47 Chinook được xem là máy bay vận tải chuyển quân, vũ khí và hậu cần chủ lực của quân đội Mỹ.

Theo các nguồn tin quân sự giấu tên vì lý do an ninh, chính phủ Argentina đã nghiên cứu máy bay Mil Mi-26 do Nga chế tạo nhưng quyết định không mua chủ yếu vì kích thước và khả năng cơ động của loại trực thăng được mệnh danh là “lực sĩ bay” này.

Một chiếc trực thăng CH-47 Chinook hạ cánh xuống cánh đồng tại Trung tâm Huấn luyện Đô thị Muscatatuck, Ấn Độ. Ảnh: Vệ binh Quốc gia Mỹ

Trang Defense News dẫn các nguồn tin quân sự ở Buenos Aires cho biết, Argentina đã bắt đầu quá trình mua 4 máy bay trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook do Mỹ sản xuất.

CH-47 được thiết kế cho các hoạt động của Lục quân và Không quân, trong cả vai trò vận tải chiến thuật và hỗ trợ lực lượng đặc biệt, cũng như cứu trợ thiên tai và hỗ trợ dân sự.

Quyết định được đưa ra trong Nghị quyết số 75 của Bộ Tổng tham mưu quân đội Argentina ngày 10/6, cho biết chính phủ đã cho phép quá trình mua CH-47 bắt đầu bằng cách gửi yêu cầu thông qua chương trình Bán hàng hoá quân sự cho nước ngoài (FMS) của Lầu Năm Góc.

Theo các nguồn tin quân sự, chính phủ Argentina ban đầu đã nghiên cứu máy bay Mil Mi-26 do Nga chế tạo nhưng quyết định không mua loại máy bay này chủ yếu vì kích thước và khả năng cơ động của nó.

Chú thích ảnh
Trực thăng Mi-26 của Nga.

Không quân Argentina đã vận hành 3 chiếc CH-47 từ năm 1980 đến 2000. Lục quân cũng nhận được 2 chiếc CH-47 vào năm 1980, cả hai đều được triển khai đến quần đảo Falkland vào năm 1982, nơi một chiếc bị phá hủy và chiếc còn lại bị quân Anh bắt giữ.

Kế hoạch mua 4 chiếc CH-47 là một phần trong nỗ lực lớn hơn của chính phủ nhằm khôi phục khả năng quốc phòng của đất nước bằng cách sử dụng một quỹ đặc biệt được thành lập vào năm 2020. Được biết đến với tên gọi Quỹ Quốc phòng Quốc gia (FONDEF), cơ chế này dành chi 400 triệu USD mỗi năm cho các thiết bị quân sự.

Xem trực thăng CH-47 của Mỹ vận chuyển pháo ở Hawaii, tháng 9/2021:

Phát biểu trước Thượng viện Argentina vào ngày 9/6 - một ngày trước khi nghị quyết của Bộ tổng tham mưu được ký kết - Bộ trưởng Quốc phòng Jorge Taiana nhấn mạnh tầm quan trọng của FONDEF trong việc tăng cường năng lực quân sự.

Chú thích ảnh
Mi-26 không hổ danh là "lực sĩ bay".

Ông Taiana cho biết các khoản đầu tư của FONDEF đã được lên kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạn để mua máy bay chiến đấu mới, tàu ngầm, công nghệ phòng thủ mạng, tên lửa, rocket, radar và máy bay không người lái, cùng các vật tư khác.

Kế hoạch này được vạch ra trong Chỉ thị về Chính sách Quốc phòng Quốc gia, được ký năm 2021 bởi Tổng thống Alberto Fernández. Chỉ thị nhằm tăng cường năng lực quân sự của Argentina cho các mục đích “phòng thủ, răn đe [và] hợp tác…”.

Việc mua lô máy bay chiến đấu đầu tiên là một trong những ưu tiên cao hơn, khi Không quân Argentina đang đánh giá chiếc FC-1 / JF-17 Thunder, được hợp tác phát triển và sản xuất bởi công ty Chengdu Aerospace Corp của Trung Quốc và Pakistan Aeronautical Complex của Pakistan.

Quân đội nước này cũng đang xem xét các máy bay Lockheed Martin F-16 đã qua sử dụng, được tân trang lại, với các lựa chọn về giá cả và tài chính được coi là những yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định.

Chú thích ảnh

Ngay từ khi bắt đầu được biên chế vào Lục quân Mỹ từ đầu thập niên 1960, Boeing CH-47 Chinook đã được xem là máy bay vận tải chuyển quân, vũ khí và hậu cần chủ lực của quân đội Mỹ.

Vào năm 1982, Lục quân Mỹ nâng cấp toàn bộ trực thăng Chinook thành phiên bản CH-47D với động cơ mạnh hơn, cho phép chở theo khối lượng nặng tới 9 tấn. Ngoài khả năng mang những hàng hoá “khủng” trong khoang như lựu pháo, CH-47 còn có khả năng cẩu hàng cồng kềnh tới chiến trường. Trong các cuộc chiến tranh, không quân Mỹ thường xuyên dùng CH-47 để không vận vũ khí hạng nặng tới các khu vực hiểm trở.

Khả năng vận tải của CH-47 Chinook phụ thuộc vào các phiên bản khác nhau, cũng như các yếu tố nhiên liệu, phương pháp treo và điều kiện áp suất. Máy bay được thiết kế với một đường nối tải lớn ở thân sau, cùng ba móc chở hàng. Với trọng tải 22.680 kg, chiều dài 15,5 m, sải cánh 18,3 m, và vận tốc tối đa lên tới 315 km/h, CH-47 Chinook hiện là trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới.

CH-47F là phiên bản nâng cấp mới nhất của những chiếc Chinook. CH-47F có thể hoạt động xa hơn so với phiên bản cũ và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Với việc trang bị hai động cơ Honeywell T55-GA-714A mạnh mẽ 4,777 mã lực (3.529 kW) cho phép các trực thăng CH-47F bay ở độ cao lên đến 6.096 m, tải trọng có thể mang theo lên đến hơn 10 tấn. Bình nhiên liệu của máy bay trực thăng có thể chứa 3.194 lít nhiên liệu đảm bảo phạm vi hoạt động rộng của nó.

Trực thăng CH-47 Chinook được trang bị súng máy M60 ở hai bên thân để đề phòng khả năng bị bắn vào cánh quạt.

Đây là một trong số hiếm hoi những trực thăng vận tải được sản xuất từ năm 60 của thế kỷ trước vẫn còn đang hoạt động. Cho đến nay có khoảng 1.200 chiếc trực thăng Chihook đã được chế tạo.

Thu Hằng/Báo Tin tức
Nguy cơ thảm hoạ kép do sai lầm ở Ukraine, Mỹ tìm kiếm lối thoát
Nguy cơ thảm hoạ kép do sai lầm ở Ukraine, Mỹ tìm kiếm lối thoát

Nguy cơ khủng hoảng kép - chiến lược và kinh tế - đang thúc đẩy Mỹ tìm kiếm lối thoát khỏi xung đột Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN