Các nạn nhân toàn thế giới mất trên 1.000 tỷ USD do bị lừa đảo

Những kẻ lừa đảo đã đánh cắp ước tính khoảng 1,02 nghìn tỷ USD trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023. Trong đó, tính trung bình, nạn nhân ở Singapore mất nhiều tiền nhất.

Chú thích ảnh
Một cảnh báo về ứng dụng lừa đảo. Ảnh: Strait Times

Đây là thông tin do tổ chức phi lợi nhuận Global Anti-Scam Alliance (Gasa) và nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu ScamAdviser công bố hôm 18/10 tại Hội nghị thượng đỉnh chống lừa đảo toàn cầu ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Con số này cao hơn nhiều so với mức 55,3 tỷ USD trong cả năm 2021 và 47,8 tỷ USD vào năm 2020.

Lý giải về mức tăng đáng kể vừa qua, đốc điều hành Gasa Jorij Abraham cho biết tổn thất toàn cầu trước đây được tính dựa trên số liệu nhận được từ các cơ quan thực thi pháp luật, vốn có hạn chế. Ông nói: “Chỉ có khoảng 7% tổng số vụ lừa đảo được báo cáo cho các cơ quan thực thi pháp luật và chính phủ, vì vậy chúng ta chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng chìm. Lần này chúng tôi đã thay đổi phương pháp và trực tiếp đặt câu hỏi với người dân để có được bức tranh đầy đủ hơn”.

Gasa đã khảo sát 49.459 cá nhân từ 43 quốc gia. Những người tham gia được hỏi về các loại lừa đảo mà họ gặp phải và số tiền họ bị mất vào tay những kẻ lừa đảo, cùng nhiều câu hỏi khác. Dữ liệu sau đó được ngoại suy dựa trên dân số của đất nước.

Nghiên cứu cho thấy tính trung bình, các nạn nhân bị lừa đảo ở Singapore mất nhiều tiền nhất, ở mức 4.031 USD/nạn nhân. Thụy Sĩ đứng thứ hai với mức 3.767 USD, tiếp theo là Áo với 3.484 USD.

Phát biểu trước khán giả gồm trên 1.250 người từ hơn 100 quốc gia, ông Abraham cho biết hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên toàn thế giới là liên quan đến mua sắm trực tuyến, đánh cắp danh tính và đầu tư.

Ông Abraham cho biết những kẻ lừa đảo đang áp dụng các phương pháp tinh vi hơn và biện pháp phát hiện lừa đảo truyền thống có thể không còn hiệu quả. Ông chia sẻ: “Người tiêu dùng được khuyến khích phải kiểm tra đánh giá nhưng có rất nhiều đánh giá giả mạo. Họ cũng biết rằng những kẻ lừa đảo tình cảm thường không xuất hiện trên video, nhưng giờ đây chúng có thể làm điều đó bằng cách sử dụng công nghệ deep fake”.

Bà Ng Li Sa, Giám đốc phát triển chính sách và an ninh của Bộ Nội vụ Singapore, phát biểu tại hội nghị rằng hợp tác quốc tế là chìa khóa trong chống lừa đảo. Bà nói: “Những kẻ lừa đảo nhắm vào Singapore hầu hết đều ở nước ngoài và nỗ lực của chúng tôi trong việc thực thi luật pháp và thu hồi tiền phụ thuộc rất nhiều vào hợp tác quốc tế. Đây không phải một lựa chọn mà là điều cần thiết”.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Straits Times)
Lo lừa đảo gia tăng, ngân hàng Singapore cho phép khách hàng tự khoá một phần tài khoản
Lo lừa đảo gia tăng, ngân hàng Singapore cho phép khách hàng tự khoá một phần tài khoản

Ba ngân hàng địa phương tại Singapore cho biết họ sẽ sớm triển khai biện pháp mới, cho phép khách hàng có thể “tạm giữ” một phần tiền cố định trong tài khoản và số tiền này không thể chuyển cho tài khoản khác qua giao dịch trực tuyến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN