Hơn 100 ứng dụng của Trung Quốc bị Ấn Độ 'cấm cửa' 

Trong một động thái cho thấy căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, Chính phủ Ấn Độ mới đây đã cấm thêm 118 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm tựa game nổi tiếng PUBG và các dịch vụ khác do “đại gia” Tencent cung cấp.

Chú thích ảnh
Người chơi trò chơi điện tử trực tuyến PUBG. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Ứng dụng PUBG dành cho thiết bị di động có hàng triệu người dùng trẻ tuổi ở Ấn Độ. Tựa game này được phát triển bởi một công ty Hàn Quốc, nhưng phiên bản di động nổi tiếng khắp thế giới lại do Tencent phát triển. Phía công ty Tencent cho hay họ đã biết về động thái của Chính phủ Ấn Độ, song không đưa ra bất cứ bình luận nào.

Những ứng dụng khác cũng bị đưa vào "tầm ngắm" bao gồm các trò chơi, dịch vụ thanh toán trực tuyến, trang web hẹn hò và thậm chí cả phần mềm chỉnh sửa ảnh.

Trong một thông báo, Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ cáo buộc các ứng dụng trên đánh cắp dữ liệu người dùng và chuyển chúng ra nước ngoài. Theo bộ này, việc khai thác dữ liệu do các phần tử “thù địch” với an ninh quốc gia tiến hành có thể ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Đây là một vấn đề cần được quan tâm rất sâu sắc và tức thì, đòi hỏi các biện pháp khẩn cấp từ Chính phủ.

Trước đó hồi tháng Sáu, Chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả nền tảng chia sẻ video TikTok. Sang tháng Bảy, 47 ứng dụng khác đã được thêm vào danh sách cấm này.

H.Thủy (TTXVN)
Lịch sử hơn một thế kỷ tranh chấp và xung đột biên giới Trung - Ấn
Lịch sử hơn một thế kỷ tranh chấp và xung đột biên giới Trung - Ấn

Cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ và một con số chưa rõ thương vong bên phía Trung Quốc trong cuộc hỗn chiến tối 15/6 đã đánh dấu cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa hai cường quốc hạt nhân trong gần nửa thế kỷ qua. Trước đó, tranh chấp qua biên giới Trung - Ấn đã bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 và lên tới đỉnh điểm là cuộc chiến tranh năm 1962.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN