Indonesia: Núi lửa Merapi phun tro bụi bay xa tới 3,5 km

Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Indonesia - Merapi ngày 16/8 đã phun trào, tạo ra một đám mây tro bụi trên không trung khi dung nham đỏ chảy xuống miệng núi lửa.

Chú thích ảnh
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ Tunggul Arum, huyện Sleman, Yogyakarta, Indonesia, ngày 21/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Vụ phun trào này diễn ra vào sáng sớm cùng ngày với nhiều vụ nổ khác nhau. Núi Merapi đã phun tro bụi xa tới 3,5 km, bao phủ toàn bộ các cộng đồng dân cư địa phương sinh sống gần đó. Hiện vẫn chưa có lệnh sơ tán người dân hoặc báo cáo về con số thương vong do vụ núi lửa phun trào trên.

Merapi, nằm gần thủ đô văn hóa Yogyakarta của Indonesia trên đảo Java, đã hoạt động rất mạnh trong những tháng gần đây và cuối năm ngoái, nhà chức trách nước này đã nâng mức độ báo động về ngọn núi trên.

Theo cơ quan địa chất của Indonesia, các cư dân đã được yêu cầu tránh xa ngọn núi Merapi trong bán kính 5 km tính từ ngọn núi này. Cơ quan trên cho biết thêm người dân nên tránh ngọn núi trên và họ đã được cảnh báo về nguy cơ dung nham chảy ra khu vực xung quanh ngọn núi.

Lần phun trào mạnh mới nhất của núi Merapi xảy ra hồi năm 2010, làm hơn 300 người thiệt mạng và buộc nhà chức trách phải sơ tán khoảng 280.000 cư dân khỏi các khu vực xung quanh ngọi núi. Đó là vụ phun trào mạnh nhất kể từ vụ phun trào năm 1930 làm khoảng 1.300 người thiệt mạng.

Văn Khoa (TTXVN)
Không nên 'đặt cược' vào hiệu ứng làm mát của núi lửa phun trào
Không nên 'đặt cược' vào hiệu ứng làm mát của núi lửa phun trào

Trong nhiều năm qua, các vụ núi lửa phun trào ở quy mô vừa phải đã góp phần làm giảm nhiệt độ Trái Đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố ngày 12/8 cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng hiệu ứng làm mát khí quyển của các vụ phun trào núi lửa lớn xảy ra một lần trong 100 năm, song cũng làm giảm hiệu ứng này của các vụ phun trào quy mô nhỏ hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN