Nga ghi nhận các bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm Hong Kong

Ngày 4/11, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga - Rospotrebnadzor - cho biết nước này đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên mắc bệnh cúm Hong Kong.

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, thông cáo cho biết 3 trường hợp mắc bệnh đã được phát hiện ở tỉnh Tyumen. Trong khi đó, tại tỉnh Orel, một sinh viên đang học tại một trong những trường kỹ thuật xuất hiện các biểu hiện của căn bệnh này.

Bệnh cúm Hong Kong, còn gọi là H3N2, có đặc điểm là nhức đầu, sổ mũi, ho khan và sốt cao. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm bệnh. Cúm Hong Kong có tên từ đại dịch năm 1968 bùng phát ở Hong Kong (Trung Quốc). Căn bệnh này sau đó đã lan rộng khắp thế giới. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng loại virus này đã tiến hóa từ chủng cúm AH2N2 gây ra đại dịch năm 1957 tại châu Á, thông qua sự thay đổi kháng nguyên.

Đến cuối tháng 12/1968, virus đã lan rộng khắp Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia ở Tây Âu. Australia, Nhật Bản và nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu và Trung và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Ước tính số người tử vong toàn cầu vào khoảng 1 triệu người, khoảng 100.000 trong số đó là ở Mỹ.

Mặc dù không gây tử vong lớn như dịch cúm năm 1918, H3N2 lại đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng 2 tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hong Kong. Trước khi được tiêm vaccine phòng ngừa, chính phủ các quốc gia rút kinh nghiệm từ dịch cúm Tây Ban Nha, cùng đồng thời thực hiện một loạt biện pháp cách ly, phong tỏa và vệ sinh môi trường sống của người dân.

Đại dịch nhanh chóng được đẩy lùi vào năm 1970 và đã giúp cộng đồng y tế toàn cầu hiểu được vai trò quan trọng của việc tiêm phòng trong việc ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.

Duy Trinh (TTXVN)
Pfizer và BioNTech công bố kết quả thử nghiệm vaccine kết hợp ngừa COVID-19 và cúm
Pfizer và BioNTech công bố kết quả thử nghiệm vaccine kết hợp ngừa COVID-19 và cúm

Ngày 26/10, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) đã công bố kết quả “tích cực” từ các thử nghiệm ban đầu đối với vaccine công nghệ mRNA kết hợp ngừa COVID-19 và bệnh cúm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN