Phương Tây sẽ thể hiện được sức mạnh đoàn kết trong vấn đề cấm vận kim cương Nga?

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản có thể là thời điểm để thống nhất một kế hoạch quốc tế nhằm truy tìm cái mà phương Tây gọi là "kim cương xung đột".

Chú thích ảnh
Trước cuộc xung đột Ukraine, kim cương của Nga chiếm khoảng 25% lượng kim cương đến Antwerp (Bỉ), trung tâm chế tác kim cương lớn của thế giới. Ảnh: AFP/Getty Images

Các nước phương Tây đang lên kế hoạch trừng phạt xuất khẩu kim cương của Nga và hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận ngay sau tháng 5 - theo các quan chức châu Âu tham gia đàm phán.

Liên minh châu Âu (EU) đã nhiều lần tranh luận về việc cấm nhập khẩu kim cương của Nga trong năm qua nhưng vẫn hoãn lại do lo ngại một động thái như vậy sẽ chỉ chuyển hướng kim cương thương mại khỏi thành phố Antwerp của Bỉ, một trung tâm kim cương toàn cầu, mà không thực sự gây tổn hại đến tài chính của Nga.

Trong nhiều tháng, người Bỉ đã vận động Ủy ban châu Âu và G7 về một giải pháp thay thế cho lệnh cấm, đó là một hệ thống quốc tế để truy vết kim cương. Điều này có khả năng ngăn chặn việc buôn bán đá quý Nga bị trừng phạt ở những nơi khác trên thế giới, giải quyết các mối lo ngại của Bỉ và mở đường cho một lệnh cấm bán kim cương vi phạm trên quy mô quốc tế.

Đề xuất trên đã đưa đến một cam kết từ các nhà lãnh đạo G7 vào ngày 24/2 về "phối hợp tập thể các biện pháp tiếp theo đối với kim cương Nga, bao gồm cả kim cương thô và đã đánh bóng". Không có đề xuất cụ thể nào từ G7 về thời gian thực hiện các bước tiếp theo, nhưng hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản vào tháng 5 tới đang được coi là một mục tiêu thời gian để đạt được thỏa thuận.

Người phát ngôn của phái đoàn Mỹ tại EU cho biết người Mỹ sẽ làm việc "trong những tháng tới với các đối tác G7 để thực hiện các bước cụ thể".

Nhập khẩu kim cương của Nga đã giảm kể từ khi bắt đầu xung đột tại Ukraine, ngoại trừ một đợt tăng đột biến tạm thời dường như có liên quan đến mùa lễ Tình nhân 14/2 năm nay. Tháng trước, Bỉ đã nhập khẩu số kim cương trị giá 61 triệu euro của Nga. Trước xung đột, kim cương của Nga chiếm khoảng 25% lượng kim cương đến Antwerp.

Chú thích ảnh
Bất chấp việc Tổng thống Putin phát động tấn công quân sự tại Ukraine, kim cương thô của Nga hiện vẫn chưa bị châu Âu trừng phạt.  Ảnh: Getty Images

Đối với những quốc gia ủng hộ Ukraine trung thành như Ba Lan, các hạn chế kim cương Nga có lẽ không thể đến sớm như họ mong đợi. Khi được hỏi liệu Ba Lan có hài lòng với các biện pháp trừng phạt dự kiến được thông qua ở cấp G7 vào tháng 5 hay không, Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sadoś cho biết “chắc chắn”.

"Tất nhiên chúng tôi muốn nhiều hơn và chúng tôi muốn nhanh hơn, nhưng luôn luôn có yếu tố thứ ba là sự thống nhất" - ông Sadoś nói, cho biết thêm rằng việc duy trì đồng thuận về cách nhắm mục tiêu vào Nga giữa 27 quốc gia thành viên EU là rất quan trọng - "Đây là giá trị, là sức mạnh."

Mục tiêu chính của kế hoạch trên là ngăn chặn việc lách luật trừng phạt, chẳng hạn bằng cách nhập khẩu kim cương Nga đã được xử lý lần đầu và dán nhãn lại ở những nơi khác trên thế giới. Một quan chức EU cho biết mục tiêu này sẽ chỉ đạt được với "cách tiếp cận phối hợp của G7".

Các đại diện ngành kim cương của Bỉ cũng đồng ý với điều đó. Tom Neys, phát ngôn viên của Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp, cho biết: “Với quyền tiếp cận kiểm soát tới 70% thị trường, G7 có khả năng tạo ra một hệ thống có thể truy xuất nguồn gốc đầy đủ, có tác động thực sự đến thị trường”.

Trong khi đó, một tuyên bố của G7 cho biết nhóm sẽ hợp tác "chặt chẽ để thu hút các đối tác quan trọng" về các biện pháp đối với kim cương Nga.

Chú thích ảnh
Bất chấp việc Tổng thống Putin phát động tấn công quân sự tại Ukraine, kim cương thô của Nga hiện vẫn chưa bị châu Âu trừng phạt.  Ảnh: Getty Images

Bước tiềm năng tiếp theo là triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho tất cả kim cương - không chỉ riêng từ Nga - nhập vào G7 và thậm chí cả các thị trường khác. Nhưng đây có thể là một ưu tiên thấp hơn, bởi vì yêu cầu nhanh chóng ngăn chặn hàng xuất khẩu của Moskva là một nhiệm vụ cấp bách hơn với châu Âu. "Không ai muốn để tình trạng này kéo dài thêm một năm nữa", một quan chức châu Âu nói thêm.

Cũng theo quan chức, này, một khi có một thỏa thuận giữa G7, EU sẽ tiếp bước Mỹ cấm nhập khẩu kim cương của Nga.

Đối với người Bỉ, kế hoạch truy xuất nguồn gốc kim cương Nga của G7 sẽ là một chiến thắng lớn.

Trong nhiều thập kỷ, Antwerp đóng vai trò là trung tâm chính của dòng kim cương đổ tới châu Âu. Kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine một năm trước, ngành công nghiệp kim cương của thành phố đã cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga của EU sẽ là một đòn giáng kinh tế đối với Bỉ và lệnh này chỉ chuyển hướng kim cương Nga sang Ấn Độ và UAE, mà không gây khó khăn cho Moskva.

Kim cương thô của Nga chiếm khoảng 30% kim cương thương mại toàn cầu. Với kế hoạch truy xuất nguồn gốc quốc tế, kết hợp với lệnh cấm nhập khẩu, người Bỉ có thể duy trì ngành công nghiệp kim cương của riêng họ trong khi định vị mình là người đi đầu trong thương mại kim cương minh bạch và có đạo đức.

"Tôi rất hài lòng rằng G7 đang đặt trọng tâm vào vấn đề này", Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết trong một tuyên bố với tờ Politico. "Phương pháp truy xuất nguồn gốc là một phương pháp đúng đắn: nó sẽ tăng cường niềm tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực này bằng cách đảm bảo rằng những viên kim cương xung đột sẽ không còn có sẵn trong các cửa hàng của chúng tôi nữa", ông Croo nói thêm.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Politico)
Phát hiện viên kim cương lâu đời nhất thế giới ở Nga
Phát hiện viên kim cương lâu đời nhất thế giới ở Nga

Một nhóm chuyên gia quốc tế phát hiện rằng viên kim cương nhỏ được tìm thấy trong khối đá kimberlite ở Cộng hòa Yakutia (Nga) là chính là mẫu vật lâu đời nhất trong lịch sử. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN