Tại sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc gia?

Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/4 đã công bố thành lập lực lượng Cận vệ Quốc gia - cấu trúc mới trên cơ sở lực lượng Nội vụ thuộc Bộ Nội vụ Nga với nhiệm vụ tham gia cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức.

Lực lượng Cận vệ Quốc gia Nga được thành lập sau các vụ khủng bố Paris, Brussels.

Điều này có nghĩa, Cận vệ Quốc gia tiếp tục thực hiện chức năng của lực lượng Nội vụ, cảnh sát chống bạo động OMON, lực lượng phản ứng nhanh SOBR. Sau khi tìm hiểu ý nghĩa thực tế của cấu trúc mới, nhà báo Alexander Khrolenko, MIA Rossyia Segodnya, viết:

Phù hợp với sắc lệnh, cơ quan hành pháp mới sẽ trực tiếp trực thuộc sự chỉ đạo của Tổng thống. Việc lập lực lượng Cận vệ Quốc gia cho phép tập trung công tác của các chuyên gia vào cùng một bộ phận, tạo ra cơ chế phản ứng nhanh nhạy với các biểu hiện khủng bố, cực đoan và tội phạm có tổ chức. Cấu trúc không đòi hỏi gia tăng số lượng cán bộ trong cơ quan thực thi pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi. Điều này rất phù hợp với tinh thần thời đại.

Các mối đe dọa mới đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ cao hơn và hành động hiệu quả của chính quyền. Một cấu trúc thống nhất sẽ không để xảy ra chuyện "đùn đẩy trách nhiệm" giữa các cơ quan trong trường hợp có thiếu sót hoặc hoạt động thiếu hiệu quả. Cơ chế mới sẽ cải thiện việc quản lý, lập kế hoạch, dự báo, không chỉ đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố, mà cả tham gia xử lý các tình huống bất ổn định trong xã hội. Ví dụ, Cận vệ Quốc gia sẽ có nhiệm vụ duy trì trật tự cho các hoạt động biểu tình.

Lực lượng Cận vệ Quốc gia sẽ bao gồm cả các cơ quan quản lý và đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ phụ trách kiểm soát buôn bán vũ khí, lĩnh vực an ninh tư nhân, các tổ chức bảo vệ ngoài ngành. Quản lý lực lượng đặc biệt phản ứng nhanh (SOBR) và các đơn vị cảnh sát cơ động khu vực. Trong lần cải cách này, bản thân Bộ Nội vụ không đánh mất vai trò hành chính mà còn mở rộng quyền hạn và khả năng. Cơ quan Nội vụ nhận lại những cấu trúc mạnh được tách ra trước đây như Cơ quan Di trú Liên bang và Cơ quan Kiểm soát phòng chống ma túy.

Cận vệ Quốc gia sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân. Tham gia cuộc chiến chống khủng bố và cực đoan, đảm bảo chế độ pháp lý cho hoạt động chống khủng bố, cùng với lực lượng cảnh sát tại chỗ duy trì trật tự công cộng. Cận vệ Quốc gia có thể tham gia bảo vệ lãnh thổ đất nước, hợp tác với Lực lượng Biên phòng FSB bảo vệ giới.

Theo dự luật được đưa vào Duma Quốc gia ngày 6/4, Cận vệ Quốc gia  được phép sử dụng vũ lực và vũ khí không cần cảnh báo trong trường hợp có mối đe dọa cho tính mạng của các công dân hoặc bản thân chiến sĩ. Họ sẽ được phép nổ súng bắt giữ tội phạm có vũ trang. Nếu không có mối đe dọa trực tiếp, chiến sĩ Cận vệ Quốc gia có nghĩa vụ cảnh báo về việc sử dụng vũ lực. Dự thảo luật cấm Cận vệ Quốc gia nổ súng vào phụ nữ mang thai, người tàn tật và trẻ em, ngoại trừ trường hợp có sự phản kháng vũ lực.

Các chiến sĩ Cận vệ Quốc gia được phép đột nhập nhà riêng của công dân khi làm nhiệm vụ khẩn cấp và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Nga. Họ có quyền kiểm tra phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của công dân (với quyền tạm giữ đến 3 giờ). Được phép sử dụng công cụ đặc biệt, kể cả súng phun nước và xe bọc thép ngăn chặn các vụ rối loạn mất trật tự và những hành động bất hợp pháp khác.

Dự luật tuy nghiêm khắc nhưng là điều cần thiết, đặc biệt sau những kinh nghiệm bi thảm tại Paris và Brussels.

Theo Sputnik
Xem công binh Nga gỡ mìn ở Palmyra
Xem công binh Nga gỡ mìn ở Palmyra

Các chiến sĩ công binh Nga đã bắt đầu công tác gỡ mìn cho những con đường dẫn vào các di tích của Palmyra, sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bật khỏi thành phố.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN