Thống đốc Fed: Căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa ổn định tài chính toàn cầu 

Căng thẳng địa chính trị gia tăng trên thế giới có thể tác động xấu đến thị trường hàng hóa và khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt là trong môi trường lãi suất cao.

Chú thích ảnh
Trụ sở Fed ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương), bà Lisa Cook, đã đưa ra nhận định trên trong một diễn đàn do Ngân hàng Trung ương Ireland tổ chức tại Dublin ngày 8/11. 

Theo bà Cook, bất cứ cú sốc nào cũng có thể khiến những căng thẳng địa chính trị hiện nay trầm trọng hơn, kéo theo những bất ổn trên thị trường hàng hóa, hệ thống tín dụng. Hiện Washington đang theo dõi tình hình, cũng như thận trọng, xác định, đánh giá và kiểm soát những lỗ hổng. 

Quan chức Fed đưa ra bình luận trên sau bài phát biểu, trong đó liệt kê một số rủi ro quốc tế đe dọa ổn định tài chính toàn cầu như căng thẳng tại Nga, Trung Đông, cũng như áp lực lạm phát dai dẳng ở các nước và suy thoái kinh tế sâu hơn tại Trung Quốc.

Trước đó, ngày 30/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố dự báo kinh tế, theo đó cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể duy trì ở mức 3% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống 2,9% vào năm 2024. Đây là một trong những mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều thập niên. Theo IMF, quá trình phục hồi kinh tế trên quy mô toàn cầu phải đối mặt với những thách thức đáng kể.

Lan Phương (TTXVN)
Giá dầu tăng gần 3% sau khi Fed và BoE giữ nguyên lãi suất
Giá dầu tăng gần 3% sau khi Fed và BoE giữ nguyên lãi suất

Giá dầu thế giới tăng hơn 2 USD trong phiên 2/11, kết thúc chuỗi ba ngày giảm liên tiếp do nhu cầu rủi ro quay trở lại các thị trường tài chính một ngày sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất cơ bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN