Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đến ngày 1/10/2023

Tiến tới hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến nhân dân từ ngày 31/7 đến ngày 1/10/2023.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Nguyễn Đán/TTXVN

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản gồm: 13 chương, 132 điều. Bên cạnh những quy định chung, Dự thảo đề xuất những quy định cụ thể về: Bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; khu vực khoáng sản và quản lý khoáng sản ở khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia…

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản (được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011), đến nay đã có nhiều vấn đề bất cập, hạn chế.

Hiện nay, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, khó khăn khi thực hiện gồm một số vấn đề như: Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhất là cát, sỏi lòng sông, đất đá bóc tầng phủ, đất đá thải làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án đầu tư công… Khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm khai thác khoáng sản chính; kiểm soát sản lượng khai thác khoáng sản theo từng giấy phép; phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động địa chất, khoáng sản; cải cách thủ tục hành chính như quy định thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cát, sỏi lòng sông không còn phù hợp.

Quy định về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia không phù hợp với thực tiễn. Quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chưa chặt chẽ nhằm bảo đảm khoáng sản được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, theo mô hình "kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn". Quy định thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản quy mô rất nhỏ (đá chẻ, đất sét) chưa hợp lý như phản ánh của cử tri và đại biểu Quốc hội, bảo đảm công khai, minh bạch.

Ngoài ra, 13 năm qua, nhiều Luật liên quan đến địa chất, khoáng sản đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới như: Bộ luật Dân sự (2015), Luật Đất đai (2013), Luật Xây dựng (2014, 2020), Luật Đấu giá tài sản (2016), Luật quản lý, sử dụng tài sản công (2017), Luật Bảo vệ môi trường (2020), Luật Đầu tư (2020), Luật Doanh nghiệp (2020), Luật Quy hoạch (2017), Luật Ngân sách nhà nước (2015), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy lợi (2017), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Luật Đa dạng sinh học (2018). Tuy nhiên, Luật Khoáng sản chưa được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Do vậy, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản.

TTXVN/Báo Tin tức
Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

2023 là năm đầu tiên Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện mô hình mới sau khi chia tách từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN