Có thể đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho nhiều năm để lĩnh lương hưu?

Bạn đọc hỏi: Tôi được biết ngoài việc được chọn phương án đóng hằng tháng hay theo quý, theo năm, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện có thể đóng một lần cho nhiều năm. Vậy quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào? Mức đóng BHXH tự nguyện được tính ra sao?

Chú thích ảnh
Tư vấn đóng BHXH tự nguyện cho người dân ngoại thành Hà Nội.

Về vấn đề này, quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đã quy định rõ các phương thức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện.

Theo đó, ngoài việc được lựa chọn một trong các phương thức: Đóng hằng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, người tham gia BHXH tự nguyện được chọn:

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Ví dụ 1: Bà A tính đến tháng 3/2017 đủ 55 tuổi và có 15 năm 9 tháng đóng BHXH. Bà A có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng hằng tháng. Đến tháng 4/2017 bà A 55 tuổi 1 tháng và có 15 năm 10 tháng đóng BHXH. Tháng 5/2017 bà A lựa chọn phương thức đóng một lần cho 4 năm 2 tháng còn thiếu và đóng ngay trong tháng này. Như vậy, tính đến hết tháng 5/2017, bà A 55 tuổi 2 tháng và có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của bà A kể từ tháng 6/2017.

- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều này (đóng hằng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần) cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Ví dụ 2: Ông B tính đến tháng 8/2016 đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng BHXH. Ông B có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông B có đủ 10 năm đóng BHXH và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông B có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của ông B kể từ tháng 10/2018.

XC/Báo Tin tức
Giáo viên theo hợp đồng trả lương đứng lớp 9 tháng, BHXH đóng như thế nào?
Giáo viên theo hợp đồng trả lương đứng lớp 9 tháng, BHXH đóng như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Em tôi là giáo viên hợp đồng và theo nội dung thì được trả lương đứng lớp 9 tháng trên một năm học. Vậy việc đóng BHXH đối với 3 tháng hè của em tôi như thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN