Phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số 

Phần lớn các hợp tác xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, hoạt động chủ yếu ở khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra.

Chú thích ảnh
Giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: TTXVN phát

Giai đoạn 2021-2023, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố thực hiện bám sát Nghị quyết Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ủy ban Dân tộc) Đặng Tiến Hùng đánh giá:  Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn tồn tại khó khăn.
|
Đó là hoạt động của một số hợp tác xã chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa có sức lan tỏa, chưa tạo sự gắn kết giữa thành viên với người dân. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó tiêu thụ, sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Phần lớn các hợp tác xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, hoạt động chủ yếu ở khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra. Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ở những huyện nghèo còn khó khăn do địa hình phức tạp, năng lực thực thi còn hạn chế, nhiều dự án mới nên đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân…

Về giải pháp phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2024, cần thống nhất tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thay đổi sinh kế, tạo việc làm, gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thành viên và người lao động. Bên cạnh đó, cần tích cực vận động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng đa ngành nghề; chủ động và tích cực phối hợp với sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Dũng cho biết, khu vực 28 tỉnh, thành phố hiện có khoảng 3.000 hợp tác xã, gần 5.000 tổ hợp tác, 19 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tạo việc làm cho hơn 150.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng.

Khoảng 600 hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh và gần 500 đơn vị áp dụng sản xuất theo chuỗi giá trị.

 

PV
Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên đối thoại về vai trò của phụ nữ trong phát triển KT-XH
Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên đối thoại về vai trò của phụ nữ trong phát triển KT-XH

Ngày 13/10, ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có buổi đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh xoay quanh chủ đề “Phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN