Cao Bằng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, Quý I/2023, tình hình du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều khởi sắc.

Chú thích ảnh
Do cấu tạo địa hình carter, nhiều lỗ hổng trong lòng đất nên mùa khô, nước trong hồ rút hết, không được bổ sung, chỉ còn trơ lại những hố thoát nước trên mặt đất. Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN

Tổng lượt khách đến tham quan các địa điểm du lịch đạt gần 322.000 lượt (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Tổng thu từ du lịch đạt hơn 210 tỷ đồng.

Ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh cho biết, để hoàn thành mục tiêu đón hơn một triệu khách du lịch năm 2023, ngành tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung đột phá về phát triển du lịch - dịch vụ bền vững; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ; thực hiện các nhiệm vụ về công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng…

Chú thích ảnh
Một số du khách rất thích thú khi trải nghiệm ngủ trong những lều bạt dựng trong thung lũng, nếm trải cảm giá yên tĩnh như thuở hồng hoang. Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển du lịch; triển khai hoạt động Hợp tác - kết nghĩa với công viên địa chất trong mạng lưới Công viên địa chất Việt Nam và toàn cầu UNESCO. Cao Bằng tiếp tục thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững.

Chú thích ảnh
Du khách thích thú chụp ảnh bên bãi cỏ bình của thung lũng Núi mắt thần. Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngay trong khu Núi mắt thần, một mỏ nước trong mát tuôn ra từ lòng núi, người dân gọi là Thác Nặm trá (tiếng Tày nghĩa là nước trà) làm cho phong cảnh nơi đây thêm phần hấp dẫn, sơn thủy hữu tình. Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN

Những tháng đầu năm, khách du lịch quốc tế đến Cao Bằng đạt trên 4.200 lượt; khách du lịch nội địa đạt trên 317.000 lượt, công suất sử dụng phòng đạt 35,7%. Các điểm đến được du khách quan tâm như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần và các khu di tích quốc gia đặc biệt... Trong đó, trên 50.000 du khách đến tham quan Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng), Khu Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình), Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới (huyện Thạch An). Khu Du lịch thác Bản Giốc ghi nhận gần 65.000 khách du lịch đến tham quan, trong đó có gần 2.000 khách du lịch nước ngoài…

Chú thích ảnh
Mùa hè, nước ngập tràn dưới thung lũng, tạo thành hồ nước xanh như ngọc bích. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Mùa hè, nước ngập tràn dưới thung lũng, tạo thành hồ nước xanh như ngọc bích. Ảnh: TTXVN phát

Có được kết quả này, ngay từ đầu năm, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã tập trung phát triển du lịch - dịch vụ bền vững; khảo sát, xây dựng chương trình du lịch (tour), tuyến kết nối giữa huyện Hà Quảng và huyện Trùng Khánh; làm tốt công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; phối hợp tổ chức các chương trình, lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Chu Hiệu (TTXVN)
Du lịch Cao Bằng từng bước khởi động theo hướng mở cửa
Du lịch Cao Bằng từng bước khởi động theo hướng mở cửa

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiều giải pháp để đưa các điểm du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN