Lâm Đồng: Chủ rừng được phép ứng kinh phí ngân sách để triển khai trồng rừng sau giải tỏa

Trước tình trạng rừng bị phá để chiếm đất đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Lâm Đồng có nhiều giải pháp quyết liệt để thực hiện Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030”.

Chú thích ảnh
Khoảng 1000m2 rừng thông ba lá thuộc rừng phòng hộ nằm dọc theo quốc lộ 27 trên địa bàn xã Phi Liêng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã bị triệt hạ, đốt cháy. Ảnh (tư liệu): Đặng Tuấn/TTXVN

Cụ thể, tại văn bản số 4245/UBND-LN ngày 24/6/2021, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất chủ trương thực hiện giải tỏa diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm xong phải tổ chức trồng rừng lại ngay. Các đơn vị chủ rừng thực hiện đồng thời việc trồng rừng sau giải tỏa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, dự án theo quy định. Đáng chú ý, UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép các chủ rừng, địa phương có diện tích đất lâm nghiệp sau giải tỏa lớn hơn kế hoạch vốn được phân bổ để trồng rừng sau giải tỏa thì địa phương, chủ rừng được chủ động ứng kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai việc trồng rừng sau giải tỏa, sau đó tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các sở liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư, bố trí kinh phí để trả nợ các địa phương, đơn vị chủ rừng đã ứng kinh phí trồng rừng sau giải tỏa những năm tiếp theo; đồng thời tham mưu ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động trồng rừng sau giải tỏa; xây dựng định mức trồng rừng sau giải tỏa theo cơ chế có sử dụng kinh phí dự phòng cho các trường hợp phải trồng lại rừng sau giải tỏa nhiều lần trên cùng một vị trí, diện tích…

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 18-24/6/2021, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 6 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có 5 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm; làm thiệt hại 0,156 ha rừng với khối lượng lâm sản thiệt hại trên 4,8m3 gỗ tròn; phát hiện hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán gần 4,9m3 gỗ xẻ và 9 cá thể động vật hoang dã thông thường như don, cầy vòi mốc. Các lực lượng chức năng đã xử lý 7 vụ vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 25,7 triệu đồng.

Chu Quốc Hùng (TTXVN)
Giá gỗ lao dốc khiến người trồng rừng điêu đứng
Giá gỗ lao dốc khiến người trồng rừng điêu đứng

Theo phản ánh của người dân tại các khu vực trồng rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hiện giá gỗ tràm, đước giảm giá mạnh, thậm chí không ai mua khiến nhiều hộ dân trồng rừng kinh tế gặp khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN