Ngành dệt may Việt Nam có nhiều tín hiệu vui cuối năm

Theo Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh, hiện các doanh nghiệp dệt may đang có đơn hàng trở lại do thị trường xuất khẩu bắt đầu có nhu cầu mua sắm hàng hóa cuối năm.

Chú thích ảnh
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang có đơn hàng xuất khẩu trở lại. 

Tối ngày 6/10, tại Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội cho biết, từ đầu năm đến nay, cả thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nội địa của ngành dệt may đều gặp khó khăn khi lượng đơn hàng liên tục sụt giảm. Cụ thể, trong 9 tháng qua, lượng đơn hàng sụt giảm trung bình từ 20 - 30%, hiện nay sụt giảm chỉ còn khoảng 10%. Tuy nhiên, bắt đầu sang quý 4, ngành dệt may Việt Nam "ấm" trở lại vì cả hai thị trường trên đều có nhu cầu mua sắm gia tăng. Dự kiến 3 tháng cuối năm, tình hình ngành dệt may sẽ có nhiều khởi sắc. 

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết thêm, mặc dù thị trường xuất khẩu chưa đạt được mục tiêu như các năm nhưng đây là động lực để doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và hoàn thành các đơn hàng sản xuất cho 3 tháng cuối năm.

"Có thể nói, chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam rất tốt và có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các nước khác. Tuy nhiên, để có thêm đơn hàng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá sản phẩm đến các thị trường mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm ở thị trường quen thuộc và đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất xanh theo từng thị trường, đối tác", ông Phạm Văn Việt chia sẻ.

Chú thích ảnh
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ (bìa phải), Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh tặng giấy khen và hoa cho các cá nhân xuất sắc tại Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh vào tối ngày 6/10. 

Cùng quan điểm, ông Phạm Xuân Hồng cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh để thu hút thêm đơn hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đã đáp ứng chuyển đổi các đơn hàng xanh với tỷ lệ 90%, là điều kiện khá tốt cho doanh nghiệp Việt hướng đến sản xuất xanh. Tuy nhiên, ngoài khôi phục thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may cũng cần nắm tình hình sức mua, sự phục hồi của thị trường trong nước để đầu tư sản xuất hàng hóa có giá cả phù hợp, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng Việt.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu bền vững trung bình từ 8 - 15%/năm
Ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu bền vững trung bình từ 8 - 15%/năm

Theo Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dệt may là ngành công nghiệp chủ đạo, đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững trung bình từ 8 - 15% mỗi năm, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN