Văn hóa trong lễ mừng nhà mới của người Khơ Mú

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, việc làm nhà hay sửa nhà là việc đại sự. Lễ mừng nhà mới không chỉ là ngày vui của gia đình, mà còn có sự góp mặt chung vui của họ hàng, bà con dân bản mừng cho gia chủ.

Lễ vào nhà mới là không thể thiếu khi dựng xong ngôi nhà mới, hay về nhận nhà mới để ở. Người Khơ Mú rất coi trọng chọn ngày lành tháng tốt để vào nhà mới. Khi đã chọn được ngày tốt thì sẽ tổ chức làm lễ vào nhà mới.

Theo phong tục của đồng bào Khơ Mú, việc thực hiện nghi lễ vào nhà mới thường chỉ diễn ra ở quy mô hộ gia đình. Chủ gia đình sẽ là người trực tiếp thực hiện nghi thức cúng, với sự góp mặt chung vui của họ hàng, bà con dân bản mừng cho gia chủ có ngôi nhà mới.

Để chuẩn bị cho lễ vào nhà mới, gia chủ phải chuẩn bị các đồ dùng sinh hoạt cho cuộc sống ở ngôi nhà mới gồm kiềng, chõ đồ xôi, chăn, mền, xoong nồi…  và không thể thiếu mâm lễ vật gồm: Gà luộc, xôi, nội tạng lợn, rượu trắng, một đôi bát, hai đôi đũa, hai cái thìa, bát nước luộc gà, bát chẩm chéo.

Trước khi đến ngày vào nhà mới, gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng, trưởng bản hoặc người có uy tín trong cộng đồng, có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả để làm người đại diện hỗ trợ trong ngày làm lễ vào nhà mới.

Chú thích ảnh
Mâm lễ cho ngày vào nhà mới.

Vào giờ chuẩn bị lễ vào nhà mới, người được gia chủ chọn thay mặt gia chủ đứng trước cầu thang nhà mới. Khi đến giờ tốt, gia chủ đi trước dẫn theo con cháu phía sau, đến chân cầu thang nhà mới, gia chủ hỏi già làng: "Nhà mới đã làm xong, giờ tốt đã đến. Tôi đưa con cháu vào nhà mới có tốt không?", già làng đáp: "Nhà mới đã xong, giờ tốt đã đến, vào nhà mới bây giờ thì sẽ gặp may mắn, cuộc sống ấm no, gia đình mạnh khỏe, ông đưa con cháu vào nhà mới được rồi". Việc hỏi đáp diễn ra 3 lần, sau đó mới lên nhà, đó là thủ tục đầu tiên đề thực hiện nghi thức vào nhà mới.

Chú thích ảnh
Chủ gia đình đem các đồ vật để làm lễ mừng nhà mới.
Chú thích ảnh
Già làng trưởng bản hoặc người có uy tín trong cộng đồng, có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả để đưa đồ lễ vào nhà mới.
Chú thích ảnh
Các vật dụng sử dụng hàng ngày trong ngày lễ.

Khi vào nhà, chủ nhà mang cái trõ đồ xôi đặt cạnh bếp thờ, đồ dùng sinh hoạt sẽ để ở vị trí phòng ngủ của gia chủ.

Người em vợ sẽ nhóm lửa tại bếp cúng với ý nghĩa mong cho gia chủ làm ăn may mắn. Trong văn hoá truyền thống của người Khơ Mú, người em vợ rất được coi trọng, là vị trí không thể thiếu trong lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú. Sau khi em vợ nhóm bếp, bà chủ nhà sẽ lấy ninh, gạo đặt lên bếp để thực hiện việc đồ bát xôi đầu tiên của ngôi nhà mới.  

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Lễ vào nhà mới của dân tộc Khơ Mú không thể thiếu cái “ninh” - trõ xôi

Sau khi đã nhóm bếp và đồ xôi tại bếp cúng, gia chủ lấy lễ vật gồm gà luộc, nội tạng lợn, xôi, rượu, bát, đũa, thìa,nước luộc gà, chẩm chéo đặt lên bàn thờ và bắt đầu thực hiện nghi thức cúng cha mẹ trong ngày lễ vào nhà mới.

Chú thích ảnh
Gia chủ cúng thần linh, cha mẹ trong ngày lễ vào nhà mới.

Việc tổ chức làm lễ vào nhà mới của người Khơ Mú, tỉnh Sơn La hết sức trang nghiêm nhưng lại khá đơn giản. Sau khi đồ lễ đã được chuẩn bị xong ông chủ lễ sẽ tiến hành nghi thức cúng thần linh thổ địa. Trong lời cúng, chủ lễ báo cáo với thần linh, thổ địa về chứng giám việc tổ chức nghi lễ này và cầu mong được phù hộ để ngôi nhà vững chắc, mọi thành viên trong gia đình khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi…

Chú thích ảnh
Người Khơ Mú có tập tục chỉ cúng bố mẹ thân sinh, không cúng tổ tiên với quan niệm đời sau cúng đời trước, bố mẹ cúng ông bà, con cái cúng bố mẹ... cứ như vậy chuyển dần về sau.
Chú thích ảnh
Thực hiện nghi thức bôi rượu và vôi lên chiêng, để cúng ma chiêng không quấy phá mọi cuộc vui của dân làng.
Chú thích ảnh
Các loại nhạc cụ như chiêng, sáo, bộ gõ bằng tre hoặc nứa... không thể thiếu trong lễ Mừng nhà mới.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Sau lễ cúng, con cháu bắt đầu trải chiếu, đặt rượu cần để mời khách quý, họ hàng, dân bản uống rượu cần chung vui sau lễ vào nhà mới.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Biến lễ hội rước đèn Trung thu thành sản phẩm du lịch độc đáo
Biến lễ hội rước đèn Trung thu thành sản phẩm du lịch độc đáo

Lễ hội thành Tuyên năm 2023 dự kiến sẽ có hơn 100 mô hình đèn Trung thu của các tổ dân phố ở thành phố Tuyên Quang trình diễn. Tỉnh Tuyên Quang đang triển khai xúc tiến, quảng bá, tạo dựng hoạt động rước đèn Trung thu thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN